Mỹ tiết lộ hướng phát triển lực lượng ưu tú nhất MTR

Lầu năm góc tiết lộ hướng phát triển lực lượng ưu tú của Mỹ.

Lực lượng đặc biệt Mỹ sẵn sàng hành động trong mọi hoàn cảnh. Ảnh: www.soc.mil

Lực lượng đặc biệt Mỹ sẵn sàng hành động trong mọi hoàn cảnh. Ảnh: www.soc.mil

Trong hai - ba thập kỷ vừa qua, Lực lượng tác chiến đặc biệt (MTR) của Mỹ đã trở thành một lực lượng tinh nhuệ được chứng minh trong thực tế khả năng giải quyết những nhiệm vụ trong phạm vi rộng lớn vì lợi ích của nước Mỹ.

Đó là lý do tại sao Washington rất chú trọng đến việc phát triển lực lượng này nhiều hơn nữa. Mới đây, tại Tiểu ban Tình báo, chuyên nghiên cứu về các mối đe dọa khẩn cấp và tiềm năng quốc phòng thuộc Ủy ban quốc phòng Quốc hội Hoa Kỳ đã diễn ra một phiên điều trần về việc phân bổ kinh phí cho Bộ chỉ huy Lực lượng đặc nhiệm của Mỹ trong năm tài khóa 2020.

Ông Mark Mitchell - Trợ lý Bộ trưởng Quốc phòng về các hoạt động đặc biệt và xung đột ở mức độ thấp – đã trao đổi với các thành viên của tiểu ban về các hướng cơ bản của việc xây dựng MTR.

Ông nói rằng, hiện tại, các đơn vị tinh nhuệ của lực lượng vũ trang Hoa Kỳ đang hoạt động tại hơn 80 quốc gia trên thế giới.

Tổng số quân của MTR ngày nay vượt quá 70 nghìn người. Nhiệm vụ của họ được thực hiện trong những điều kiện cực kỳ khó khăn, còn mức thiệt hại về người chỉ có 3% quân số toàn quân.

Ông Clark nhấn mạnh: Chiến lược phòng thủ quốc gia chỉ ra khả năng chiến đấu của MTR phải ở mức cần thiết và đủ để giải quyết tất cả các thách thức mà họ gặp phải, bắt đầu từ cuộc chiến chống khủng bố và bảo vệ lợi ích quốc gia Mỹ ở nhiều khu vực trên thế giới và kết thúc bằng việc đảm bảo ưu thế, vượt qua các đối thủ chính của Mỹ.

Các chuyên gia Mỹ cho biết, ngày nay các đối thủ của Mỹ ở quy mô quốc gia và nhỏ lẻ đang đe dọa những lợi ích quốc gia của Mỹ bằng cách tạo ra các lực lượng và phương tiện phức tạp, không cân xứng. Điều đó có thể gây thiệt hại đáng kể cho nước Mỹ.

Nhưng mức độ thiệt hại này không vượt quá mức mà Lực lượng Vũ trang Hoa Kỳ có thể phát động chiến sự bằng cách sử dụng những vũ khí thông thường. Trong điều kiện như vậy, MTR, tương tác với các lực lượng vũ trang của Đồng minh và Đối tác, sẽ là lực lượng chính có thể đương đầu được các thách thức mới nổi lên.

Hiện tại, Hoa Kỳ và các đối tác đã có những bước tiến đáng kể trong việc tiêu diệt khủng bố, nhưng các mối đe dọa Washington từ phía khủng bố quốc tế vẫn còn hiện hữu.

Về vấn đề này, Đông Nam Á và Trung Đông tiếp tục là khu vực chính có các lực lượng khủng bố thế giới hoạt động ở mức độ toàn cầu. Đây chính là những phương hướng được lực lượng đặc nhiệm nỗ lực tập trung. Do đó, các đơn vị đặc nhiệm có khả năng triển khai ở bất cứ đâu trên thế giới là một yếu tố thiết yếu cho sự phát triển lực lượng.

Việc trao cho các quốc gia tự do khả năng bảo vệ lợi ích chung của họ là nhiệm vụ quan trọng của lực lượng đặc nhiệm. Việc hỗ trợ các đồng minh, cũng như phát triển và duy trì quan hệ đối tác với các cấu trúc phù hợp của các quốc gia khác ở mức độ yêu cầu vẫn là một yếu tố cơ bản trong việc giải quyết các vấn đề bảo vệ lợi ích quốc gia Hoa Kỳ.

Cùng với các lực lượng chung, có vai trò hợp tác với các quốc gia khác, MTR còn cung cấp cho Bộ chỉ huy các lực lượng vũ trang Hoa Kỳ những dữ liệu chuyên môn trong lĩnh vực hoạt động văn hóa, ngôn ngữ, ổn định… cho phép cải thiện hiệu quả của các hành động chung với các đồng minh và đối tác của Washington, và phát triển mối quan hệ lâu dài với họ.

Hơn nữa, MTR có kinh nghiệm cần thiết và khả năng đảm bảo sự ổn định ở Châu Phi và Trung Đông. Việc triển khai các đơn vị của họ ở nhiều khu vực khác nhau trên thế giới, bắt đầu từ Đông Âu và kết thúc ở Bắc Phi, giúp bảo vệ lợi ích quốc gia của Hoa Kỳ tại các điểm quan trọng trên hành tinh.

Như đã nêu trong Chiến lược Quốc phòng, cách bảo đảm tốt nhất để ngăn chặn chiến tranh là các Lực lượng Vũ trang sẵn sàng giành chiến thắng. Các đơn vị MTR trong nhiều trường hợp đóng vai trò quyết định trong việc chống kẻ thù và tối đa hóa hiệu quả của các hoạt động chiến đấu của các lực lượng kết hợp.

Trong năm tài khóa 2020, 13,8 tỷ đô la được lên kế hoạch chi cho MTR của Hoa Kỳ. Ông Clark nói với các nhà lập pháp rằng số tiền này được lên kế hoạch để chi cho việc tăng số lượng các đơn vị MTR lên khoảng 2,2%, loại bỏ những thiếu sót đang tồn tại trong chiến đấu và hỗ trợ kỹ thuật và vật chất.

Do đó, MTR sẽ duy trì khả năng đáp ứng các mệnh lệnh chiến đấu ở mọi địa điểm, đáp ứng các yêu cầu về chiến lược quốc phòng và sẽ duy trì trạng thái sẵn sàng chiến đấu ở mức độ yêu cầu.

Các MTR sẽ tăng khả năng sẵn sàng chiến đấu cho các cấu trúc của họ bằng cách cân bằng thời hạn tham gia của binh lính và sĩ quan vào các hoạt động quân sự theo tỷ lệ 1:2, giúp giảm đáng kể gánh nặng tâm lý cho binh sĩ, góp phần hiện đại hóa cấu trúc và vũ khí của các đơn vị chiến đấu theo yêu cầu của Chiến lược Quốc phòng và duy trì mức độ phúc lợi cao đối với quân nhân của các lực lượng này và các thành viên trong gia đình họ.

Yếu tố quan trọng nhất để đảm bảo sẵn sàng chiến đấu cho các lực lượng đặc biệt Mỹ theo ý kiến của lãnh đạo Lầu Năm Góc là phải thu hút những quân nhân Mỹ được đào tạo tốt nhất vào phục vụ trong các đội quân này và ngăn chặn sự thất thoát các nhân viên có trình độ chuyên môn cao.

Giải pháp cho các vấn đề hiện tại và tương lai của MTR được lên kế hoạch phải đạt được bằng cách thiết lập mức lương và thưởng cao cho đội ngũ nhân viên các chuyên ngành phổ biến nhất, tăng hiệu quả của dịch vụ tuyển dụng và tối ưu hóa hệ thống đào tạo và giáo dục binh sỹ.

Ngày nay, đội quân MTR là thành phần ưu tú của Lực lượng Vũ trang Hoa Kỳ. Họ tham gia vào các hoạt động quân sự cực kỳ khó khăn ở khoảng cách rất xa nước Mỹ, vì vậy họ phải được đào tạo về đạo đức và tâm lý ở mức độ cao, có tính chuyên nghiệp và tự chủ cao.

Mới đây, các nhân viên thuộc các đơn vị do Miller chỉ huy đã công bố một báo cáo trước Quốc hội, trong đó chỉ rõ: tính chuyên nghiệp và đức tính về đạo đức của các lực lượng đặc biệt vượt xa binh lính của các đơn vị quân sự khác. Tuy nhiên, chỉ huy của các lực lượng này vẫn tiếp tục nỗ lực để cải thiện hơn nữa phẩm chất của binh sỹ trong lực lượng.

Kết thúc bài phát biểu của mình, Trợ lý Bộ trưởng Chiến tranh nhấn mạnh rằng ở giai đoạn hiện tại, các quân nhân MTR đã sẵn sàng để thực hiện các chiến dịch lớn như là một bộ phận kết hợp của lực lượng vũ trang, được huấn luyện chuyên nghiệp cao nhất, có thể thực hiện hiệu quả các hoạt động quân sự bất thường và có thể đảm bảo hoàn toàn ưu thế của Mỹ trong cuộc chiến chống khủng bố thế giới.

Là người phát biểu thứ hai trước các nghị sĩ Quốc hội, Tướng Richard Clark, người đứng đầu bộ chỉ huy MTR, cũng tuyên bố rằng các đội quân được ông chỉ huy có thể thực hiện các hoạt động phức tạp, phối hợp với các lực lượng khác của quân đội Mỹ trên quy mô toàn cầu, bảo vệ lợi ích chính trị và kinh tế của đất nước ở tất cả các khu vực trên thế giới.

Richard Clark lưu ý rằng sự phát triển của các lực lượng đặc biệt dựa trên sự thừa nhận nền tảng ưu thế quân sự của các lực lượng vũ trang Hoa Kỳ đối với quân đội của các quốc gia khác không phải là ở những vũ khí và trang thiết bị quân sự, mà là các chuyên gia sử dụng chúng. Do đó, những người đáp ứng các yêu cầu cao nhất và có thể giải quyết các nhiệm vụ phức tạp và nguy hiểm nhất mới được tuyển dụng vào MTR.

Các đơn vị MTR đảm bảo sự phối hợp của các hoạt động quân sự do Lầu Năm Góc thực hiện trong cuộc chiến chống lại các tổ chức cực đoan và ngăn chặn sự phổ biến của vũ khí hủy diệt hàng loạt.

Thông tin từ các lực lượng đặc biệt hoạt động ở nhiều khu vực trên hành tinh cho phép lãnh đạo Lầu Năm Góc đánh giá chính xác hành động và ý định của đối thủ và đối phó trong tất cả các khu vực, đặc biệt là các cuộc đụng độ vũ trang trực tiếp ở ngoài nước Mỹ.

Là người điều phối các hoạt động được thực hiện theo Kế hoạch của chiến dịch toàn cầu chống lại các tổ chức cực đoan, Chỉ huy MTR phải tương tác với chỉ huy các đơn vị chiến đấu chức năng và theo vùng miền địa lý của Lực lượng Vũ trang Hoa Kỳ.

Các chuyên gia của bộ chỉ huy hàng năm biên soạn một báo cáo về xu hướng phát triển của các tổ chức cực đoan và kết quả hành động của Lực lượng Vũ trang Hoa Kỳ theo kế hoạch này.

Ở giai đoạn hiện tại, chiến dịch này nhằm mục đích phá vỡ cơ hội của những kẻ khủng bố để duy trì liên lạc kinh tế và bưu chính, cũng như xóa bỏ sự liên hệ của các phần tử chiến binh ở các khu vực khác nhau trên thế giới với nhau.

Chỉ huy MTR cũng đóng vai trò là người điều phối các biện pháp chống phổ biến vũ khí giết người hàng loạt. Theo hướng này, bộ chỉ huy sẽ hành động theo Kế hoạch chức năng chiến dịch của Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ chống lại sự phổ biến vũ khí giết người hàng loạt, được phê duyệt vào tháng 11 năm ngoái.

Chiến dịch này được thực hiện theo các yêu cầu của Chiến lược quân sự quốc gia và bổ sung vào các chiến dịch khác do quân đội Mỹ thực hiện.

Ban chỉ huy MTR phải quản lý và điều phối các quy trình lập kế hoạch cho các hoạt động trong khuôn khổ chiến dịch chống lại sự phổ biến vũ khí giết người hàng loạt cũng như đánh giá kết quả của cuộc chiến đó.

Các chuyên gia của Ban chỉ huy phải tư vấn cho Bộ trưởng Bộ Quốc phòng và Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân về việc ngăn chặn các đối thủ của Hoa Kỳ trong việc thực hiện các chương trình phát triển vũ khí giết người hàng loạt.

Một trong những chức năng khác là, Ban chỉ huy MTR được giao nhiệm vụ triển khai các đơn vị hỗ trợ thông tin cho các hoạt động quân sự (Military Information Support Operations) trên các địa bàn hoạt động quân sự khác nhau.

Hiện nay, Lầu năm góc đã vận hành Trung tâm hỗ trợ thông tin chung cho các hoạt động quân sự trong không gian mạng (Joint MISO WebOps Center). Trong tương lai, trung tâm này sẽ hoạt động cùng với Trung tâm Tham gia Toàn cầu (Global Engagement Center) của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ,

Đây là trung tâm được thiết kế để tiến hành tuyên truyền ngược lại và đấu tranh chống lại những thông tin sai lệch đến từ các tổ chức khủng bố, các tổ chức chính phủ và phi chính phủ khác chống lại Mỹ. Bộ chỉ huy MTR đang có kế hoạch sẽ hoàn thành nhiệm vụ này vào cuối năm 2025.

Tướng Richard Clark cũng thông báo cho các nghị sĩ rằng các chỉ huy cấp dưới của ông tích cực hợp tác với các cấu trúc khác của Lầu năm góc, như Cục Tình báo Quốc phòng, Tổng cục Hậu cần và Cơ quan Hệ thống Thông tin Quốc phòng.

Theo ông, Cơ quan Giảm thiểu Mối đe dọa Quốc phòng nắm giữ vai trò đặc biệt trong việc giải quyết các vấn đề ngăn chặn sự phổ biến vũ khí giết người hàng loạt. Bộ chỉ huy MTR sẽ tương tác với bộ phận này trong một số lĩnh vực khác, bao gồm loại bỏ các mối đe dọa do máy bay không người lái mini thuộc các tổ chức khủng bố và các quốc gia thù địch với Mỹ.

Viên chỉ huy cũng lưu ý rằng sự lan rộng của các công nghệ kỹ thuật số hiện đại và tự động hóa tất cả các quá trình truyền và nhận dữ liệu, việc tự do lưu thông hàng hóa và di chuyển của con người ảnh hưởng đáng kể đến tất cả các khía cạnh hoạt động của các đơn vị MTR.

Những dữ liệu nghiên cứu khoa học và các thiết bị tự động trinh sát, mật mã cho các mục đích khác nhau ngày nay đã trở nên dễ dàng tiếp cận đối với tất cả các nước quan tâm.

Tất cả những điều này và việc phổ biến rộng rãi các thông tin trước đây bị đóng cửa làm phức tạp đáng kể các hoạt động của MTR. Do đó, Bộ chỉ huy MTR phải bằng mọi cách có thể để cải thiện khả năng của mình nhằm đảm bảo sự vượt trội so với kẻ địch trong tất cả các giai đoạn của các cuộc những xung đột phát sinh.

Nguyễn Quang

Nguồn Đất Việt: http://baodatviet.vn/quoc-phong/luc-luong-vu-trang/my-tiet-lo-huong-phat-trien-luc-luong-uu-tu-nhat-mtr-3391725/