Mỹ tiếp tay cho Trung Quốc phát triển Z-20 như thế nào?

Khi mà chương trình phát triển dòng trực thăng vận tải quân sự đa năng Harbin Z-20 của Trung Quốc càng đi về cuối, thì giới chuyên gia càng chắc chắn rằng chính Mỹ đã tiếp tay cho Trung Quốc chế tạo mẫu trực thăng này.

Dựa vào những hình ảnh mới nhất của Harbin Z-20 xuất hiện trên các trang mang quân sự của Trung Quốc, ta có thể thấy chương trình Z-20 đang đi vào giai đoạn thử nghiệm cuối cùng trước khi được chính thức biên chế. Tuy nhiên, những hình ảnh này cũng cho thấy rõ một điều là Z-20 là bản sao 1:1 của UH-60 Black Hawk dòng trực thăng quân sự thành công nhất của Mỹ. Nguồn ảnh: QQ.

Dựa vào những hình ảnh mới nhất của Harbin Z-20 xuất hiện trên các trang mang quân sự của Trung Quốc, ta có thể thấy chương trình Z-20 đang đi vào giai đoạn thử nghiệm cuối cùng trước khi được chính thức biên chế. Tuy nhiên, những hình ảnh này cũng cho thấy rõ một điều là Z-20 là bản sao 1:1 của UH-60 Black Hawk dòng trực thăng quân sự thành công nhất của Mỹ. Nguồn ảnh: QQ.

Theo như những gì Trung Quốc tuyên bố Z-20 là dòng trực thăng vận tải đa năng do nước này tự thiết kế và chế tạo theo các công nghệ trong nước, nhưng thực tế lại không phải vậy khi nguyên mẫu chính thức của dòng trực thăng này không khác gì một chiếc UH-60 của Mỹ ngoại trừ một số chi tiết bên ngoài. Hình ảnh nguyên mẫu Z-20 và một chiếc UH-60 để ta có thể so sánh.

Theo các chuyên gia quân sự đánh giá, khi so sánh giữa Z-20 và trực thăng Black Hawk của Mỹ vẫn có một số điểm khác biệt nhất định tuy vậy về tổng thể chúng gần như tương đồng. Bên cạnh đó, Trung Quốc cũng tiến hành khắc phục một số điểm yếu trên thiết kế của UH-60 khi sử dụng trên Z-20. Nguồn ảnh: QQ.

Theo các tài liệu được Trung Quốc công bố, Z-20 thực hiện chuyến bay đầu tiên của mình ngày 23/12/2013 và nó được thiết kế để có thể nâng các kiện hàng có trọng lượng tối đa khoảng 10 tấn và cả khả năng hỗ trợ đổ bộ đường không từ độ cao 900 mét so với mặt đất. Nguồn ảnh: QQ.

Hình ảnh Z-20 trong một đợt thử nghiệm bay thử trong năm ngoái, ngay cả khi bay trên vùng núi cao có vùng không khí loãng và độ nhiễu động lớn, chiếc trực thăng này vẫn hoạt động khá ổn định. Nguồn ảnh: QQ.

Có một sự thật ít ai biết đó là trong quá khứ, Trung Quốc đã từng đạt được thỏa thuận mua 24 trực thăng S-70C (tiền thân của UH-60) từ Mỹ. Kèm theo đó là điều khoản mở, cho phép Bắc Kinh đặt mua thêm 100 chiếc cùng loại bất cứ lúc nào sau khi quá trình chuyển giao 24 chiếc ban đầu hoàn thành. Nguồn ảnh: QQ.

Tuy nhiên, sau khi mối quan hệ Trung-Mỹ đi xuống trong đầu những năm 1990 và việc Washington áp đặt lệnh cấm vận vũ khí lên Trung Quốc. Điều này dẫn tới một vấn đề đó là Trung Quốc không còn đủ khả năng vận hành phi đội S-70 hiện có, cũng như không thể tiếp cận với công nghệ sản xuất dòng trực thăng này trong tương lai. Nguồn ảnh: Militaryasia.

Bài toán đó đã được Trung Quốc đặt lên bàn cân và giải pháp hữu hiệu nhất đó là tự chế ra một loại trực thăng nội địa, tính năng tương đương S-70 vào thời điểm đó, thay vì phải đi nhập khẩu các loại trực thăng đa dụng này từ Mỹ hay một nước trung gian thứ ba. Nguồn ảnh: Chinanews.

Quá trình nghiên cứu và phát triển loại trực thăng Z-20 của Trung Quốc đã diễn ra khá thuận lợi dù tốn nhiều thời gian. Bằng chứng là các trực thăng S-70 Trung Quốc nhận của Mỹ từ những năm 80 của thế kỷ trước tới nay vẫn hoạt động tốt. Nguồn ảnh: QQ.

Thành công của việc nội địa hóa một phần S-70, đã giúp Trung Quốc tự tin hơn trong chương trình phát triển Harbin Z-20 trong đầu những năm 2000, và hiện tại nước này đã thực sự làm chủ được công nghệ chế tạo dòng trực thăng này với các tính năng kỹ chiến thuật tương đương với các biến thể UH-60 hiện đại nhất của Quân đội Mỹ. Nguồn ảnh Top 81.

Mời độc giả xem Video: Trực thăng Black Hawk phiên bản Trung Quốc không những giống về vẻ bên ngoài mà còn y hệt bản gốc về khả năng cơ động trên không.

Tuấn Anh

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: http://kienthuc.net.vn/quan-su/my-tiep-tay-cho-trung-quoc-phat-trien-z-20-nhu-the-nao-1022328.html