Mỹ thừa nhận Nga một mình thống lĩnh Bắc Cực

Mỹ thừa nhận Nga độc quyền tiếp cận Bắc Cực nhờ kinh nghiệm phong phú và các thiết bị đặc biệt cho Bắc Cực được kế thừa của Liên Xô.

Nga xây đường băng máy bay chiến lược ở Bắc Cực

Vừa qua, Bộ Quốc phòng Nga đã xây dựng đường băng trên đảo Đất Alexandra (tỉnh Arkhangelsk, Liên bang Nga) ở Bắc Cực dành cho tất cả các loại máy bay, với chiều dài đường băng là 3,5 km. Ngoài ra, việc xây dựng sân bay Temp trên quần đảo Novosibirsk cũng đang gần hoàn thành.

Theo dữ liệu mở, trước đó ở Bắc Cực chưa hề có bất cứ thông báo nào về việc Nga xây dựng đường băng. Như vậy, đây sẽ là đường băng đầu tiên cho phép máy bay hạ cánh, kể cả máy bay ném bom chiến lược.

Theo Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu, điều quan trọng là Hạm đội Phương Bắc sẽ liên tục sử dụng máy bay chiến đấu từ các sân bay quần đảo Bắc Cực. Sự phát triển cơ sở hạ tầng quân sự trên các đảo Bắc Cực và bờ biển Bắc Băng Dương vẫn sẽ tiếp tục.

Ngoài ra, trong khuôn khổ một hoạt động quân sự lớn ở Bắc Cực mang tên “Chuyến thám hiểm Umka-21” (Umka 21 Arctic expedition) hồi tháng 4 vừa qua, lần đầu tiên trong lịch sử Hải quân Liên Xô/Nga, ba tàu ngầm hạt nhân đồng thời xuyên thủng lớp băng nổi lên trong cùng một khu vực giới hạn với bán kính 300 mét.

Cũng trong chuyến thám hiểm, hai máy bay tiêm kích đánh chặn MiG-31 đã thực hiện chuyến bay đến vùng cực có tiếp nhiên liệu trên không, trong điều kiện nhiệt độ cực thấp, khiến tất cả các chất lỏng sẽ bị đóng băng và "giải quyết thành công nhiều nhiệm vụ khác".

3 tàu ngầm hạt nhân Nga cùng đục băng nổi lên ở “Umka 21 Arctic expedition”

3 tàu ngầm hạt nhân Nga cùng đục băng nổi lên ở “Umka 21 Arctic expedition”

Những hoạt động quân sự và nghiên cứu khoa học của Nga ở Bắc Cực đã khiến cả thế giới ngưỡng mộ, bởi đây là điều không một quốc gia nào khác có thể làm được.

Bình luận về điều này, Tạp chí Mỹ National Interest nhận xét rằng, các vũ khí kế thừa từ thời Liên Xô đã giúp Nga chuẩn bị tốt cho cuộc chiến giành Bắc Cực.

Không đối thủ nào địch nổi Liên Xô/Nga

Theo tác giả bài báo là chuyên gia Robert Farley, ngay từ thời Chiến tranh Lạnh, Liên Xô đã chuẩn bị đối đầu với phương Tây ở vùng lãnh thổ Bắc Cực. Kinh nghiệm tích lũy và nhiều loại vũ khí cho phép Liên Xô và sau này là Nga có được "năng lực chết người" trong trường hợp xảy ra "điều gì đó không thể tưởng tượng nổi" ở Bắc Băng Dương.

Trước hết, nhà báo Mỹ đề cập đến hạm đội tàu phá băng Nga - lớn nhất thế giới. Những con tàu như vậy ngày càng có nhu cầu do lợi ích thương mại tăng lên đối với sự phát triển của khu vực, điều này khiến Nga trở thành "người bảo đảm cho việc tiếp cận toàn cầu tới Bắc Cực".

Tiêm kích đánh chặn MiG-31 tiếp liệu ở Bắc Cực trong hoạt động Umka 21 Arctic expedition

Nhờ đó, Moscow có thể thoải mái lập ra các kế hoạch quân sự, cũng như chiến lược tiếp cận các nguồn lực trong khu vực, tác giả nhấn mạnh.

Farley coi các tàu ngầm dự án Akula là một trong những vũ khí nguy hiểm nhất của Nga ở Bắc Cực. Chuyên gia này cho biết, kích thước và kho vũ khí khổng lồ của tàu ngầm hoàn toàn bù đắp cho sự thiếu hụt khả năng tàng hình của nó.

Ngoài ra, Nga tích cực sử dụng không quân trên bầu trời Bắc Cực, ví dụ như máy bay chiến đấu MiG-31 được tạo ra để "săn" máy bay ném bom Mỹ, nhờ radar mạnh mẽ và khả năng cơ động tuyệt vời của chúng.

Ông cũng đề cập đến máy bay ném bom Tu-95MS Bear-H và máy bay chống ngầm Tu-142. Mặc dù Tu-95 được coi là một trong những máy bay lâu đời nhất, chúng vẫn "cảm thấy tuyệt vời trên bầu trời lạnh giá cực Bắc".

Farley cũng lưu ý đến quá trình đào tạo các lực lượng đặc nhiệm Nga. Họ được huấn luyện để chiếm giữ và phòng thủ các khu vực khó tiếp cận, tiến hành trinh sát và cũng thực hiện các hoạt động tìm kiếm và cứu hộ.

Nhật Nam

Nguồn Đất Việt: http://datviet.trithuccuocsong.vn/quoc-phong/vu-khi/my-thua-nhan-nga-mot-minh-thong-linh-bac-cuc-3432684/