Mỹ thử Tomahawk từ mặt đất, Nga đáp lễ bằng 'Đoàn tàu hạt nhân?

Giới quan sát cho rằng, Nga sẽ đẩy nhanh tiến độ thử nhiệm đoàn tàu hạt nhân để đáp trả sau khi Mỹ bất ngờ thử tên lửa Tomahawk phiên bản bắn từ mặt đất.

 Ngay sau khi Mỹ thử tên lửa Tomahawk phiên bản phóng từ mặt đất, giới quan sát cho rằng có thể Nga sẽ có đòn đáp trả bằng cách tái khởi động đoàn tàu hạt nhân.

Ngay sau khi Mỹ thử tên lửa Tomahawk phiên bản phóng từ mặt đất, giới quan sát cho rằng có thể Nga sẽ có đòn đáp trả bằng cách tái khởi động đoàn tàu hạt nhân.

Trong các loại vũ khí huyền thoại của Liên Xô không thể không kể đến đoàn tàu hạt nhân. Đây từng được coi là nỗi kinh hoàng cho Mỹ và NATO.

Hình ảnh các binh sĩ đang vận hành hệ thống tên lửa đạn đạo hạt nhân được giấu trên tàu hỏa.

Việc ngụy trang và phóng tên lửa từ những tàu hỏa của Liên Xô trở thành nỗi ác mộng cho các đối thủ.

Với sự cơ động ẩn hiện, đoàn tàu hạt nhân còn được cho là nguy hiểm hơn cả tàu ngầm hạt nhân trang bị tên lửa đạn đạo xuyên lục địa.

Đoàn tàu hạt nhân Barguzin có nguồn gốc từ Tổ hợp Tên lửa Tác chiến trên Đường sắt (BZhRK) được Liên Xô chế tạo vào năm 1969 nhằm vận chuyển và phóng các tên lửa hạt nhân chiến lược đối phó với các hạm đội tàu ngầm hạt nhân uy lực của Mỹ.

Một đoàn tàu hạt nhân thường có 11 toa, trong đó có 7 toa dành cho trung tâm chỉ huy, ba toa để điều khiển và phóng tên lửa, còn một toa chứa nhiên liệu và động cơ.

Bên trong toa phóng là các tên lửa RT-23 Molodets (NATO định danh SS-24 Scalpel), có trọng lượng 126 tấn, dài 23m, đường kính 2,4m.

Mỗi tên lửa này chứa 10 đầu đạn hạt nhân với tầm bắn hơn 10.000 km, được thiết kế để vượt qua các hệ thống phòng thủ tên lửa đạn đạo dày đặc của đối phương.

Liên Xô có 12 đoàn tàu hạt nhân như vậy.

Khi Nga và Mỹ ký hiệp ước START-2, các đoàn tàu này được cho về hưu vào năm 1983.

Thông thường các căn cứ quân sự được trang bị tên lửa đạn đạo chiến lược hoặc những tàu ngầm hạt nhân chiến lược tuy khó nhưng vẫn có thể bị đối phương phát hiện.

Việc phát hiện cho phép đối phương có thể đề ra các biện pháp đối phó ngay khi tên lửa vừa được phóng đi.

Tuy nhiên với đoàn tàu hạt nhân lại là chuyện khác. Chúng được ngụy trang như những tàu hàng và có thể chạy khắp nước Nga mà không hề bị phát hiện.

Khi kịp phát hiện ra tên lửa được phóng đi thì cũng là lúc tên lửa ở vào giai đoạn cuối của hành trình, ở giai đoạn này tên lửa bay với tốc độ cực cao và hầu như không thể đánh chặn.

Nhận thấy sự lợi hại của loại vũ khí này quân đội Nga sẽ hồi sinh các đoàn tàu hạt nhân do theo hiệp ước START mới, sự hiện diện của nó không còn bị cấm.

Đề án hồi sinh đoàn tàu hạt nhân với tên gọi Barguzin được xem như lời đáp trả của quân đội Nga đối với việc Mỹ triển khai hệ thống phòng thủ tên lửa toàn cầu trong khu vực châu Âu cũng như hiệp ước INF đang có nguy cơ sụp đổ hoàn toàn.

Ưu điểm vượt trội của tổ hợp tên lửa đường sắt mới dựa trên khả năng cơ động linh hoạt trong khi nó được giấu lẫn giữa vô số đoàn tàu chở hàng chạy tấp lập trong mạng lưới đường ray thép có tổng chiều dài rộng lớn khắp nước Nga.

Không nên loại trừ Nga sẽ trang bị mới cho đoàn tàu hạt nhân bằng việc sẽ tích hợp một trong những mẫu tên lửa là sáng chế của Viện Kỹ thuật Nhiệt Moscow là Bulava hoặc Yars.

Những mẫu này nhẹ hơn rõ rệt so với tên lửa Liên Xô Scalpel, đường kính cũng nhỏ hơn, hoàn toàn có thể xếp gọn gàng bên trong toa xe chở hàng tiêu chuẩn.

Việc Nga tái hồi phục đoàn tàu hạt nhân được coi là quân bài chiến lược để nắn gân Mỹ sau khi nước này tái khởi động các loại vũ khí trước đây.

Ngoài tên lửa hạt nhân phóng trên tàu hỏa, Nga cũng có thể tái khởi động tên lửa hạt nhân RSD-10, loại vũ khí buộc phải tháo dỡ do hiệp ước cắt giảm vũ khí hạt nhân ký kết năm 1987.

Việt Hùng

Nguồn ANTĐ: http://anninhthudo.vn/quan-su/anh-my-thu-tomahawk-tu-mat-dat-nga-dap-le-bang-doan-tau-hat-nhan/822327.antd