Mỹ thắng trong cuộc đối đầu thương mại: Thật không?

Sau nhiều lần gây sức ép, Tổng thống Mỹ sẽ gặp Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình ở G20, các công ty Mỹ cũng dần rời bỏ Trung Quốc.

Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 18/6 vui mừng viết trên Twitter cá nhân cho biết, ông đã có cuộc điện đàm với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình. Ông và nhà lãnh đạo Trung Quốc đã thống nhất sẽ tổ chức một cuộc gặp mở rộng tại hội nghị thượng đỉnh G20 diễn ra ở Nhật vào tuần tới. Ông Trump cho biết thêm, các nhóm công tác của Mỹ và Trung Quốc sẽ bắt đầu đàm phán trước cuộc tiếp xúc của hai nhà lãnh đạo.

Ông Trum và ông Tập đã thống nhất gặp nhau ở Trung Quốc.

Ông Trum và ông Tập đã thống nhất gặp nhau ở Trung Quốc.

Trong một thông báo chính thức sau đó, Nhà Trắng cho biết, ông Trump và ông Tập sáng 18/6 đã điện đàm nhằm thảo luận về tầm quan trọng phải san phẳng sân chơi dành cho các nông dân, công nhân và doanh nghiệp Mỹ thông qua một mối quan hệ kinh tế công bằng, có đi có lại. Hai nhà lãnh đạo cũng thảo luận về những vấn đề an ninh khu vực.

Larry Kudlow, cố vấn kinh tế hàng đầu của Tổng thống Trump phát biểu trước báo giới rằng, cuộc điện đàm chủ yếu "nhằm lên lịch cho một cuộc hội đàm rất quan trọng" và không đề cập sâu đến các nội dung.

Truyền thông Trung Quốc cũng đưa tin ngay sau đó rằng, ông Tập đã nhất trí gặp ông Trump bên lề hội nghị thượng đỉnh G20 dự kiến diễn ra tại Osaka, Nhật trong hai ngày 28-29/6. Chủ tịch Trung Quốc cũng bày tỏ hy vọng phía Mỹ sẽ đối xử với các công ty của nước này một cách công bằng. Phát biểu được tin là ám chỉ đến Huawei, tập đoàn công nghệ hàng đầu Trung Quốc đang chịu lệnh cấm của Mỹ vì các lí do an ninh quốc gia.

Thông tin cuộc điện đàm của Tổng thống Mỹ và Chủ tịch Trung Quốc là tin tức tốt đẹp cho giới đầu tư toàn cầu. Tổng thống Trump từng kỳ vọng sẽ có cuộc gặp với Chủ tịch Trung Quốc tại Nhật Bản nhưng sau đó lại nói. Cuộc gặp với ông Tập Cận Bình có diễn ra hay không cũng không còn quan trọng nữa bởi dù sao thì Mỹ cũng vẫn thu về hàng tỷ USD tiền thuế, ám chỉ tới khả năng Mỹ tiếp tục đánh thuế vào toàn bộ hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc trị giá hơn 300 tỷ USD.

Tin tức này cũng sẽ tác động tích cực tới số đông người cho rằng Mỹ đã chiến thắng trong cuộc chiến thương mại này với Trung Quốc. Một trong những hậu quả rõ ràng nhất khi Bắc Kinh muốn đấu thương mại với Washington là Trung Quốc đang phải chịu những lời từ chối tiếp tục đầu tư vào nước này đến từ các công ty hàng đầu của Mỹ và thế giới.

Mới đây, các đơn hàng xuất đến Mỹ đã được Giant Manufacturing Co. chuyển toàn bộ từ các nhà máy sản xuất ở Trung Quốc sang Đài Loan (Trung Quốc) để tránh nguy cơ bị Tổng thống Trump đánh thuế.

Bà Bonnie Tu, nữ Chủ tịch của Giant cho biết trong cuộc phỏng vấn ở trụ sở công ty tại Đài Trung, Đài Loan, Trung Quốc rằng, các đòn thuế quan trong tương lai của ông Trump đã tác động trực tiếp đến ý định của Giant để di chuyển nhà máy sản xuất của mình tại Trung Quốc.

"Khi nghe thông tin Tổng thống Donald Trump tuyên bố kế hoạch nâng thuế lên 25%, chúng tôi đã thực hiện việc chuyển nơi sản xuất rất nghiêm túc. Chúng tôi bắt đầu việc chuyển đổi ngay lập tức" – bà Bonnie Tu cho hay.

Giant thông báo vào tháng 7 năm ngoái rằng họ đang xây dựng một nhà máy ở Hungary trong chiến lược dịch chuyển gần hơn tới các thị trường tiêu thụ. Công ty này hiện đang có một nhà máy ở Đài Loan và một ở Hà Lan nhưng vẫn còn 5 nhà máy khác ở Trung Quốc.

"Năm ngoái, tôi nhận thấy rằng kỷ nguyên của Made In China và cung ứng toàn cầu đã kết thúc. Thế giới không còn phẳng nữa. Sẽ không còn mô hình giá cả phải chăng cho tất cả mọi nơi” – nữ Chủ tịch Giant nhận định.

Trong tuần, Intel Corp cũng là cái tên mới nhất cho biết họ đang xem xét lại chuỗi cung ứng toàn cầu của mình để tránh hậu quả từ cuộc chiến thương mại.

Sau đó, Li & Fung Ltd., nhà cung ứng lớn nhất thế giới của hàng hóa tiêu dùng, cũng cho biết chiến tranh thương mại thức đẩy họ đa dạng hóa ngoài Trung Quốc. Spencer Fung, Giám đốc điều hành của Li & Fung’s cho rằng, cuộc chiến thương mại giữa Mỹ- Trung Quốc có thể đã thay đổi hoàn toàn cục diện và quyết định đầu tư trên thế giới. Người ta có thể xem xét quyết định sẵn sàng từ bỏ các gói đầu tư vào một giỏ ở Trung Quốc.

“Cuộc chiến thương mại có vẻ như buộc mọi người, về cơ bản, phải suy nghĩ lại toàn bộ chiến lược của mình và tìm nguồn cung ứng trên toàn cầu cũng như rời khỏi Trung Quốc" – Giám đốc Fung nói.

Kế hoạch rời nhà máy khỏi Trung Quốc, nơi đang là trung tâm cuộc chiến thương mại của Mỹ, dẫn tới phản ứng tích cực từ các nhà đầu tư.

Samsung, Google, Công ty phát triển video game Nintendo cũng đã “chân trong chân ngoài” muốn rời nhà máy khỏi Trung Quốc lục địa.

Nhà sản xuất chiếc điện thoại biểu tượng của nước Mỹ có thể sẽ rút khỏi thị trường Trung Quốc.

Công ty phát triển video game Nintendo cũng đang tính toán việc chuyển một số nhà máy sản xuất của mình từ Trung Quốc sang Đông Nam Á.

Foxconn – nhà sản xuất thiết bị điện tử nổi tiếng chuyên lắp ráp smartphone cho các hãng lớn và cũng là đối tác sản xuất chính của Apple mới để ngỏ khả năng sẽ chuyển dây chuyền lắp ráp iPhone ra khỏi Trung Quốc nếu cần thiết. Hiện tại, Trung Quốc là nơi hầu hết các thiết bị Apple được sản xuất và việc Nhà Trắng áp thêm thuế chính là mối đe dọa lớn nhất đến lợi nhuận của Apple.

Mỹ có thực sự thắng?

Thực tế sự tháo chạy của các công ty Mỹ khỏi Trung Quốc không phải là mục tiêu của chính quyền Tổng thống Trump. Ông Trump chỉ muốn thông qua đòn thuế quan này để có được các thỏa thuận mới với Trung Quốc về vấn đề sở hữu trí tuệ, công nghệ.

Nguồn Đất Việt: http://baodatviet.vn/the-gioi/quan-he-quoc-te/my-thang-trong-cuoc-doi-dau-thuong-mai-that-khong-3382203/