Mỹ tập trận trên Biển Đông: Lộ diện tàu ngầm hạt nhân cực 'khủng'

Hải quân Mỹ hiện đang thực hiện một cuộc tập trận cực kỳ lớn trên biển Đông với sự tham gia của hai nhóm tác chiến tàu sân bay là USS Nimizt và USS Ronald Reagan, đặc biệt còn có sự góp mặt của hai tàu ngầm hạt nhân lớp Los Angeles cực kỳ mạnh mẽ của Mỹ.

Đầu tháng 7 mới đây, Hải quân Mỹ đã tổ chức cuộc diễn tập tàu sân bay kép trên Biển Đông với sự góp mặt của hai hàng không mẫu hạm là USS Nimizt (CVN-68) và USS Ronald Reagan (CVN-76) cùng các tàu hộ tống, hỗ trợ chiến đấu và đặc biệt là sự góp mặt của hai tàu ngầm tấn công hạt nhân lớp Los Angeles. Ảnh: Biên đội hai tàu sân bay Mỹ cùng đoàn hộ tống. Ảnh: Hải quân Mỹ.

Đầu tháng 7 mới đây, Hải quân Mỹ đã tổ chức cuộc diễn tập tàu sân bay kép trên Biển Đông với sự góp mặt của hai hàng không mẫu hạm là USS Nimizt (CVN-68) và USS Ronald Reagan (CVN-76) cùng các tàu hộ tống, hỗ trợ chiến đấu và đặc biệt là sự góp mặt của hai tàu ngầm tấn công hạt nhân lớp Los Angeles. Ảnh: Biên đội hai tàu sân bay Mỹ cùng đoàn hộ tống. Ảnh: Hải quân Mỹ.

Tàu sân bay là một căn cứ nổi lớn trên biển với việc có thể triển khai cất hạ cánh các tiêm kích hạm, máy bay trinh sát cảnh báo sớm, trực thăng,v.v… tuy nhiên nó lại không thể tự bảo vệ mình trước các cuộc tấn công quy mô của đối phương đòi hỏi nó cần duy trì đội tàu hộ tống mạnh mẽ hình thành một biên đội tác chiến tàu sân bay. Trong đó nhiệm vụ phòng thủ và tìm kiếm phát hiện mục tiêu dưới nước được giao cho các tàu ngầm tấn công hạt nhân. Ảnh: Một biên đội tác chiến tàu sân bay tiêu chuẩn của Hải quân Mỹ.

Hiện nay, nhiệm vụ tàu ngầm tấn công hạt nhân tác chiến cùng nhóm tàu sân bay được giao cho lớp Los Angeles, với 1 đến 2 chiếc đi theo tùy biên đội với nhiệm vụ phát hiện sớm mục tiêu dưới mặt biển, tấn công sớm khi cần thiết để bảo vệ nhóm tàu sân bay an toàn. Ảnh: Tàu ngầm tấn công hạt nhân lớp Los Angeles.

Los Angeles là lớp tàu ngầm tấn công hạt nhân cực kỳ phổ biến, được đóng với số lượng nhiều nhất cho Hải quân Mỹ với 62 chiếc đã được chế tạo trong giai đoạn từ 1972 cho đến 1996 với ba phiên bản là Flight I, Flight II và Flight III. Hiện nay, đã có 20 chiếc thuộc lớp này nghỉ hưu và còn 42 chiếc vẫn đang hoạt động trong hải quân Mỹ. Ảnh: Tàu ngầm tấn công Los Angeles.

Tàu có lượng giãn nước 6.082 tấn khi nổi và 6.927 tấn khi lặn, dài 110m, rộng 10m và mớn nước 9.4m. Tàu ngầm được trang bị một lò phản ứng hạt nhân GE PWR S6G công suất 150-165 MWcho phép nó đạt vận tốc tối đa 20 hải lý/h khi nổi và 33 hải lý/h khi lặn. Ảnh: Tàu ngầm Los Angeles khi bơi trong trạng thái nổi.

Los Angeles có thủy thủ đoàn 129 người và tầm hoạt động không hạn chế, có thể đi biển liên tục 90 ngày cũng như hoạt động được ở điều kiện phía dưới lớp băng dày của vùng cực. Nhiên liệu hạt nhân của tàu sẽ phải nạp lại sau 30 năm sử dụng. Ảnh: Tàu ngầm hạt nhân Los Angeles chở theo tàu ngầm biệt kích dành cho người nhái SEAL ở phía đuôi.

Từ các tàu ngầm được chế tạo từ năm 1982 trở đi (phiên bản Flight II) được trang bị thêm 12 ống phóng thẳng đứng đa nhiệm VLS loại Mk-36 đặt ở phía trước mũi với khả năng triển khai các tên lửa hành trình Tomahawk cả phiên bản tấn công mặt đất lẫn tấn công tàu. Phiên bản tấn công mặt đất của tên lửa có tầm bắn lên tới 2.500km trong khi phiên bản chống hạm cũng có tầm bắn lên tới 450km. Ảnh: Cận cảnh các giếng phóng của các ống phóng đa nhiệm Mk-36 trước mũi tàu Los Angeles.

Ngoài ra, các ống phóng thẳng đứng của tàu cũng có thể triển khai các tên lửa chống hạm Harpoon nổi tiếng của Boeing với đầu đạn nặng 225kg và tầm bắn 130km với tốc độ tối đa cận âm. Ảnh: Nạp đạn tên lửa cho hệ thống ống phóng thẳng đứng VLS trên tàu Los Angeles.

Tàu cũng được trang bị 4 ống phóng ngư lôi cỡ 533mm có thể triển khai các ngư lôi hạng nặng Mk-48 cực kỳ mạnh mẽ có thể đánh chìm tàu chiến cỡ lớn chỉ với một phát đánh trúng mục tiêu. Ở các phiên bản cũ, Los Angeles chỉ có thể mang 26 ngư lôi và tên lửa các loại tuy nhiên các phiên bản mới cho phép nó có thể mang theo tối đa 47 ngư lôi và tên lửa. Ảnh: Tàu ngầm Los Angeles của Hải quân Mỹ.

Để có thể nhìn xuyên qua màn nước tối tăm, Los Angeles được trang bị rất nhiều loại Sonar phát hiện và tìm kiếm mục tiêu như Radar thụ động TB-23/29, Radar chủ động tần số thấp BBQ 5D/E, Radar tần số cao BQS-15, Hệ thống MIDAS phát hiện mìn và cảnh báo tránh va chạm,… Ảnh: Bên trong tàu ngầm hạt nhân Los Angeles.

Với sức mạnh ghê gớm của mình, dù cho đã phục vụ từ lâu, Los Angeles vẫn đang là lớp tàu ngầm tấn công hạt nhân chủ lực đông đảo nhất của Hải quân Mỹ, là một trợ thủ cực kỳ đáng tin cậy của biên đội tác chiến tàu sân bay Mỹ, có thể khắc phục và đối phú với mọi loại nguy hiểm đến từ đáy biển. Ảnh: Tàu ngầm Los Angeles lên dock sửa chữa.

Việc triển khai hai nhóm tác chiến tàu sân bay trong đó có sự góp mặt của hai tàu ngầm tấn công hạt nhân chiến lược Los Angeles lần này tới biển Đông cho thấy Mỹ một lần nữa gửi thông điệp cứng rắn tới Trung Quốc giữa lúc Trung Quốc đã có những hành động quân sự liều lĩnh là tập trận trái phép ở quần đảo Hoàng Sa hồi đầu tháng 7. Ảnh: Tàu ngầm tấn công hạt nhân Los Angeles.

Video Tàu ngầm tấn công hạt nhân lớp Seawolf của Hải quân Mỹ - Nguồn: QPVN

Hùng Dũng

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: http://kienthuc.net.vn/quan-su/my-tap-tran-tren-bien-dong-lo-dien-tau-ngam-hat-nhan-cuc-khung-1406132.html