Mỹ sốc vì Nhật Bản lần đầu tiên nói: Không!

Mỹ đau không thể kêu, tìm lời giải thích cho hành động của Nhật Bản…

Hệ thống phòng thủ tên lửa trên bộ Aegis Ashore

Hệ thống phòng thủ tên lửa trên bộ Aegis Ashore

Vào ngày 15 tháng 6, Bộ Quốc phòng Nhật Bản tuyên bố từ chối triển khai trên lãnh thổ của mình các yếu tố trên mặt đất của hệ thống phòng thủ tên lửa của Mỹ (Aegis Ashore).

Tình thế để Nhật Bản nói: KHÔNG!

Rõ ràng là quyết định nói KHÔNG với hợp tác quân sự này không phải do Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, mà là của Chính phủ Nhật Bản do Thủ tướng Shinzo Abe đứng đầu. Quyết định này, nói chung, là phi logic không chỉ với Mỹ. Không chỉ bởi vì nó được áp dụng nhanh chóng và bất ngờ đối với một số người xung quanh.

Còn nhớ ông Shinzo Abe là nhà lãnh đạo đầu tiên của một quốc gia nước ngoài gặp gỡ với tổng thống Mỹ, Donald Trump. Trong khi các đồng nghiệp của ông đang tiêu hóa kết quả của cuộc bầu cử tổng thống và suy nghĩ về việc phải làm gì với điều này, ông Abe đã cảm nhận được khoảnh khắc này, đã đến Hoa Kỳ và bày tỏ sự tôn trọng. Sau đó, ông nhượng bộ Nhà Trắng về vấn đề thương mại.

Và tất cả bốn năm này, hiện trạng đã được duy trì. Tổng thống Trump, dù đã, đang, chỉ trích không mệt mỏi và xúc phạm các đồng minh châu Âu của mình, nhưng đã không chạm vào Nhật Bản…

Nhật Bản là một trong những người mua vũ khí lớn nhất của Mỹ và đối với ông Shinzo Abe, đây không chỉ là vấn đề cải thiện khả năng phòng thủ của đất nước, mà còn là cách tăng cường quan hệ với đồng minh Nhật Bản duy nhất - Hoa Kỳ. Về vấn đề này, mua vũ khí có thể được coi là đầu tư.

Điều gì đã thay đổi bây giờ? Có thể nói căn cứ vào diễn biến cục diện địa chính trị toàn cầu, chúng ta có thể hiểu được lý do khiến Nhật Bản nói KHÔNG…

1, Nga đã tuyên bố công khai “Nguyên tắc cơ bản mới của chính sách nhà nước của Liên bang Nga trong lĩnh vực răn đe hạt nhân”. Theo đó, Nga đã vạch ra một “làn ranh đỏ” rõ ràng, cụ thể, khiến cho ngưỡng sử dụng VKHN đã giảm thấp đáng kể…mà có thể nói nó đã tiệm cận với chính sách tấn công hạt nhân phủ đầu của Mỹ.

Rõ ràng, Nhật Bản không muốn trở thành “NATO phương Đông” – công cụ của Mỹ, đối đầu với Nga. Hơn ai hết, cuộc đàm phán với Nga về hòa bình và quần đảo Curin đi vào bế tắc vì điều cốt lõi nhất – an ninh Nga, thì Nhật Bản hoàn toàn phụ thuộc Mỹ.

2, Nội bộ NATO đang phân rã khi ít nhất có 4 nước trong khối là Pháp và Hy Lạp đang đối đầu về quân sự với Thổ Nhĩ Kỳ và Ý tại Trung Đông và Bắc Phi, đồng thời, việc Mỹ đơn phương rút gần 10.000 quân tại Đức đã khiến cho NATO “chết não” như Pháp đánh giá là thực tế…

Việc NATO trên bờ vực tan rã, việc Mỹ rút bớt quân khỏi Đức đã kích thích mạnh Nhật Bản trong Liên minh quân sự với Mỹ – được mệnh danh NATO phương Đông, gạt bỏ tất cả những tàn tích quá khứ của chiến tranh thế giới lần 2 để cài đặt lại cuộc chơi…khi nhận thức được rằng: Mỹ đang suy giảm quyền lực toàn cầu nghiêm trọng.

3, Không triển khai, bố trí hệ thống Aegis Ashore của Mỹ không hẳn là làm lợi cho Nga, Trung Quốc và Bắc Triều Tiên và còn tránh được đòn trả đũa, nhưng với số tiền đầu tư vào đó hơn 4 tỷ USD, Nhật Bản có thể triển khai sức mạnh mang “bản sắc Nhật Bản” cho lực lượng quân sự của mình, như trên các tàu ngầm, tàu sân bay và chế tạo vũ khí mới…

Nga, đặc biệt là Trung Quốc đang theo dõi sát sao trước hành động của Nhật Bản bởi khi Nhật Bản được Mỹ cho tự do hay Nhật Bản noi gương Đức thì việc xây dựng lực lượng quân sự độc lập của một cường quốc kinh tế, một cường quốc có truyền thống như Nhật Bản là ác mộng kinh hoàng của Trung Quốc.

4, Về kỹ thuật, đầu tư vào hệ thống phòng thủ tên lửa Aegis Ashore rất tốn tiền, mất 4 tỷ USD, tuy nhiên, độ tin cậy thì…chắc Nhật Bản đã tham vấn nhà Saudi và chiến trường Trung Đông dù hệ thống này mới chỉ đối đầu với loại tên lửa lạc hậu…

Trên đây là 4 điểm suy luận, còn trong giải thích công khai sự từ chối, Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản, ông Taro Kono, nói: “ông quan tâm đến sự an toàn của cư dân địa phương - sau tất cả, các nhà phát triển tên lửa không đảm bảo rằng khi phóng tên lửa đẩy đã qua sử dụng của họ sẽ không rơi ra ngoài căn cứ…”

Trong khi đó, dư luận Nhật Bản cảm thấy rằng các hệ thống này một mình mang nhiều mối đe dọa hơn nhiều so với những gì họ được cho là được bảo vệ.

Người Nhật sợ bức xạ điện từ hệ thống radar Aegis. Họ ngại tên lửa của Triều Tiên (hoặc Trung Quốc), sẽ dập tắt hệ thống trước sự thù địch toàn diện. Họ sợ những điều mà Bộ trưởng Bộ Quốc phòng đang nói đến. Cuối cùng, họ sợ những điều chưa biết - các chuyên gia đã tìm thấy lỗi trong các nghiên cứu được cho là các hệ thống này ảnh hưởng lớn đối với sức khỏe.

Mỹ đang điếng người và tìm...lời giải thích

Điều rất kỳ lạ, là cứ sau mỗi lần tình hình bán đảo Triều Tiên căng thẳng hay sau mỗi lần Bắc Triều Tiên thử VKHN, ICBM là y như rằng Nhật Bản dậy sóng, hối hả với các hệ thống phòng thủ tên lửa của mình chống lại ICBM của Bắc Triều Tiên với những tuyên bố rất rắn về bắn hạ ngay tức khắc…nhưng lần này thì có vẻ như ngược lại, thậm chí từ chối triển khai Aegis Ashore.

Bộ trưởng Quốc phòng Kono và nhóm của ông, với sự chỉ đạo của Thủ tướng Shinzo Abe, chỉ cần dừng lại để suy nghĩ lại về tình hình, qua đó, đồng thời, gây áp lực cho phía Mỹ, để nó quyết định tích cực hơn các vấn đề gây tranh cãi liên quan đến giá giao hàng và các vấn đề kỹ thuật…

Nhật Bản không phải là thành viên của Hiệp ước về tên lửa tầm ngắn và tầm trung (INF), cũng như các hiệp ước khác về giới hạn vũ khí chiến lược, mà các chính trị gia Nhật Bản đã nhiều lần nhắc nhở. Do đó, với sự giúp đỡ của Tokyo, Mỹ có thể triển khai các hệ thống phòng thủ tên lửa và tên lửa của Mỹ gần Trung Quốc, ngay cả khi Trump trở lại bàn đàm phán tên lửa hạt nhân với Moscow và ký kết được thỏa thuận.

Thế mà bây giờ, Tokyo đang đặt gậy vào bánh xe của mình một cách đột ngột, Mỹ không điếng người, tức tối mới chuyện đáng ngạc nhiên.

Bây giờ Tổng thống Mỹ Donald Trump sẽ không quên hành vi này của Nhật Bản - ông đang tập trung giải quyết các vấn đề nội bộ. Nhưng khi kết thúc, ông Donald Trump chắc chắn sẽ yêu cầu Nhật Bản giải thích rõ cho rõ. Nếu, tất nhiên, sau tháng 11 năm 2020, Trump vẫn có được quyền đó.

Lê Ngọc Thống

Nguồn Đất Việt: http://baodatviet.vn/quoc-phong/binh-luan-quan-su/my-soc-vi-nhat-ban-lan-dau-tien-noi-khong-3409205/