Mỹ sẽ triển khai tên lửa siêu thanh ở châu Âu?

Nga đề xuất hoãn triển khai tên lửa tầm trung, tầm ngắn ở châu Âu, trong khi Mỹ tuyên bố sẵn sàng triển khai tên lửa siêu thanh ở khu vực này.

Các nước Mỹ và NATO vẫn chưa sẵn sàng thảo luận về vấn đề triển khai tên lửa tầm trung và tầm ngắn ở châu Âu do Nga đề xuất. Tuy nhiên, Trợ lý An ninh quốc gia Robert O'Brien của Mỹ đã nhanh chóng đáp trả đề xuất của Nga về việc tạm ngừng triển khai tên lửa tầm trung và tầm ngắn rằng, nước này thậm chí còn sẵn sàng triển khai tên lửa siêu thanh ở châu Âu trong trường hợp cần thiết. Tất nhiên tuyên bố này của ông bị lên án vì thực sự Mỹ chưa có tên lửa siêu thanh.

Tên lửa siêu thanh của Mỹ đang nghiên cứu và phát triển.

Tên lửa siêu thanh của Mỹ đang nghiên cứu và phát triển.

Trước đó, Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố rằng, vào cuối năm 2020 lực lượng vũ trang của nước này có thể được trang bị tên lửa siêu thanh có khả năng tiêu diệt mục tiêu ở khoảng cách 1.600 km với độ lệch mục tiêu không quá 35,5 cm.

Hôm 28/10, phát biểu tại Viện Hudson ở Washington, ông Robert O'Brien đã cho biết rằng, Mỹ đang tích cực chế tạo vũ khí siêu thanh và phát triển các hệ thống mang chúng nhằm đảm bảo cho an ninh của Mỹ, bảo vệ các đồng minh của Mỹ ở châu Âu, cũng như kiềm chế Trung Quốc và Nga.

Một tuần trước, ông cũng đã tuyên bố rằng, hải quân Mỹ có kế hoạch trang bị tên lửa siêu thanh cho tất cả các tàu ngầm tấn công hạt nhân lớp Virginia và tàu khu trục lớp Zumwalt và Arleigh Burke. ... Lầu Năm Góc cũng cho biết, họ sẽ trang bị loại tên lửa siêu thanh cho các máy bay hoạt động trên tàu sân bay của lực lượng hải quân nước này.

Đây là nhưng kế hoạch đầy tham vọng của Mỹ, tuy nhiên chưa biết họ có thành công hay không, nhưng số tiền họ đầu tư vào lĩnh vực này là một con số không hề nhỏ. Các phương tiện truyền thông Mỹ đưa tin rằng, Nhà Trắng đề xuất chi 3,2 tỷ USD để tiếp tục phát triển tên lửa siêu thanh chỉ trong năm 2021.

Ngoài ra, Hoa Kỳ còn tham gia các chương trình khác của NATO. Mới đây nhất, sau hội nghị thượng đỉnh các bộ trưởng quốc phòng NATO vào tuần trước, một gói các biện pháp chính trị và quân sự toàn diện đã được thông qua nhằm chống lại các mối đe dọa từ Nga.

Trong khi đó, phía Nga dường như dự đoán được những vấn đề này và thực hiện các biện pháp đáp trả tương xứng. Đại tá Eduard Rodyukov, Thành viên của Học viện Khoa học quân sự cho biết rằng, về mặt ngoại giao, Nga đã phản ứng trước hành động triển khai các tên lửa mới của Mỹ ở châu Âu, từng bị Hiệp ước INF cấm, là một cuộc chạy đua vũ trang. Chắc chắn nếu điều này xảy ra, Nga sẽ có biện pháp đáp trả tương xứng.

Phía Nga cũng cho biết rằng, hiện tại họ đang tích cực phát triển các hệ thống phòng thủ có khả năng chống lại vũ khí siêu thanh. Hệ thống phòng không S-300V4 có khả năng tiêu diệt các vũ khí siêu thanh, đặc biệt là sự xuất hiện của hệ thống tên lửa phòng không S-500 Prometheus, cho phép Nga chống lại không chỉ vũ khí siêu thanh mà còn có thể tiêu diệt vệ tinh và các loại vũ khí trong không gian gần.

Phó Thủ tướng Yuri Borisov cho biết rằng, có thể Prometheus sẽ bắt đầu gia nhập lực lượng vũ trang Nga vào cuối năm 2020. Vì vậy, có thể nói, Moscow đã chuẩn bị cho sự xuất hiện của vũ khí siêu thanh của Hoa Kỳ và các nước khác.

Chí Huy

Nguồn Đất Việt: http://baodatviet.vn/the-gioi/tin-tuc-24h/my-se-trien-khai-ten-lua-sieu-thanh-o-chau-au-3421644/