Mỹ sai lầm khi đưa F-35A không chịu được rét tới Bắc Cực

Để cạnh tranh với Nga tại Bắc Cực, Mỹ đã sẵn sàng đưa phi đội F-35A đầu tiên vào hoạt động. Nhưng chính tiêm kích tối tân này khiến Mỹ lo lắng.

Theo kế hoạch vừa được Không quân Mỹ công bố, sẽ triển khai số lượng lớn tiêm kích F-35A đến căn cứ Eielson ở Alaska với mục đích ngăn Nga bành trướng tại Bắc Cực. Căn cứ Eielson sẽ nhận được 3 phi đội chiến đấu cơ F-35A nhằm củng cố sức mạnh cho phi đội chiến đấu cơ F-16 đang triển khai tại đây. Những chiếc F-35A đầu tiên sẽ có mặt tại Eielson từ đầu năm 2020.

Theo kế hoạch vừa được Không quân Mỹ công bố, sẽ triển khai số lượng lớn tiêm kích F-35A đến căn cứ Eielson ở Alaska với mục đích ngăn Nga bành trướng tại Bắc Cực. Căn cứ Eielson sẽ nhận được 3 phi đội chiến đấu cơ F-35A nhằm củng cố sức mạnh cho phi đội chiến đấu cơ F-16 đang triển khai tại đây. Những chiếc F-35A đầu tiên sẽ có mặt tại Eielson từ đầu năm 2020.

Kế hoạch triển khai đã được Mỹ ấn định nhưng vấn đề phát sinh với F-35 trong các cuộc thử nghiệm gần đây đang khiến Mỹ đau đầu mà chưa thể tìm ra cách khắc phục, đó là chiến đấu cơ F-35A không thể tự hoạt động tại khu vực có khí hậu khắc nghiệt này.

Cụ thể, trong hầu hết các cuộc thử nghiệm ở điều kiện băng giá (tương tự tại Bắc Cực), F-35A đều bị băng phủ kín. Điều này cho thấy một thực tế, chiến đấu cơ tàng hình này bị vô hiệu khi được điều đến Bắc Cực. Để khắc phục tạm thời, Mỹ phải dùng loại hóa chất làm tan băng phủ lên lớp vỏ để chống băng tuyết bám vào vỏ máy bay khi hoạt động trong mùa Đông.

Nhưng việc dùng loại hóa chất này lại phát sinh tình huống nghiêm trọng khác, đó là chúng sẽ khiến phần vỏ máy bay nhanh bị gỉ sét. Ngoài ra khi bay ở tốc độ vượt ngưỡng âm thanh, phần vỏ tàng hình của F-35 dễ dàng bị tồn thương gây ảnh hưởng lớn đến tính năng tàng hình của máy bay.

Để lấp vào khiếm khuyết này, Không quân Mỹ đã quyết định triển khai cùng F-35A tại Bắc Cực là phi đội F-16. Tuy nhiên, điều đó không thể giúp Mỹ đủ mạnh để cạnh tranh với Nga tại Bắc Cực. Muốn làm được điều đó, Mỹ cần có biên đội tàu phá băng đủ mạnh nhưng điều đó là không thể với Mỹ vào lúc này.

Bởi hiện tại, Mỹ chỉ có hai tàu phá băng lỗi thời, tuy nhiên Lầu Năm Góc vẫn phải dựa vào chúng để thực hiện các nhiệm vụ của mình. Mỹ đã đặt hàng một loạt tàu phá băng mới, nhưng điều này cần thời gian và họ sẽ chờ đợi nhiều năm để có thể có những tàu phá băng hiện đại này.

Trong khi đó, Nga có một hạm đội tàu phá băng hùng mạnh. Trước hết, phải nhớ rằng Nga có truyền thống tốt về việc tự vũ trang các tàu phá băng. Trong những năm 30 của thế kỷ trước, khi phát triển dự án 51 Nga đã tạo ra tàu phá băng và trang bị cho các tàu này một số pháo cỡ nòng 130 mm và 76 mm, cũng như súng máy hạng nặng. Tất cả các tàu chiến này đều tham gia vào các hoạt động quân sự của Chiến tranh vệ quốc vĩ đại và đều sống sót.

Sau này những kinh nghiệm này được dùng để thiết kế tàu phá băng hạt nhân. Những loại tàu phá băng mới này có thể được trang bị súng tự động 45 mm bốn nòng, có hầm chứa đạn và các thiết bị khác. Tất cả vũ khí và đạn dược cho các tàu chạy bằng năng lượng hạt nhân của Liên Xô được lưu trữ cẩn thận tại các cảng.

Các tàu phá băng của dự án Bắc Cực có thể mang theo hai khẩu pháo nòng đôi 76 mm AK-726 và bốn súng trường tấn công sáu nòng 30 mm AK-630. Cùng với đó, Hải quân Nga cũng đã bắt đầu quá trình thử nghiệm với loại tàu phá băng chạy năng lượng hạt nhân thế hệ mới Ivan Papanin được trang bị cả tên lửa hành trình.

Do đó, có thể nói hạm đội tàu phá băng của Nga mạnh nhất thế giới. Vì vậy, cạnh tranh với Nga tại Bắc Cực là điều gần như không thể với Mỹ vào lúc này nếu họ chỉ có F-35 đầy khiếm khuyết và những chiếc tàu phá băng cũ kỹ. Ảnh trong bài: Tiêm kích F-35.

Theo Tuấn Vũ/Báo Đất Việt

Nguồn Doanh Nghiệp: http://doanhnghiepvn.vn/quoc-te/my-sai-lam-khi-dua-f-35a-khong-chiu-duoc-ret-toi-bac-cuc/20191206084450670