Mỹ-phương Tây rối bời với 'ký ức buồn Kosovo', Putin ngạo nghễ

Sau hơn 20 năm, Mỹ-phương Tây buộc Nga phải gặm nhấm 'ký ức buồn tại Kosovo', nay chính Mỹ và đồng minh phải gặm nhấm 'ký ức buồn' ấy...

Mỹ-phương Tây vẫn rối bời với 'ký buồn Kosovo'

Balkan Insight đưa tin, ngày 16/6, Tổng thống Serbia Alexanderar Vucic đã phản ứng về việc Đặc phái viên của Mỹ về Đối thoại Serbia-Kosovo, Richard Grenell, tuyên bố Pristina và Belgrade đã chấp nhận có những thay đổi nhất định.

Đó là Serbia cam kết tạm dừng chiến dịch chống lại việc tìm kiếm quy chế thành viên các tổ chức quốc tế của Kosovo, ngược lại Kosovo cũng cam kết tạm dừng theo đuổi việc này, để hai bên tập trung cho cuộc gặp tại Mỹ vào ngày 27/6.

Theo nhà ngoại giao Mỹ, Serbia dừng chiến dịch thuyết phục các nước đảo ngược sự công nhận của họ về Kosovo, ngăn cản Kosovo vận động hành lang để tham gia các tổ chức quốc tế như Interpol và UNESCO cũng như quy chế thành viên LHQ.

Tổng thống Vucic cho biết ông mong có cuộc đối thoại hữu ích ở Washington, song: "Trước hết, chúng tôi xem liệu người Albani có tôn trọng những gì ông Grenell nói về việc họ không cố gắng tham gia các tổ chức quốc tế hay không".

Đặc phái viên của Mỹ về Đối thoại Serbia-Kosovo, Richard Grenell và Tổng thống Kosovo Hashim Thaci

Đặc phái viên của Mỹ về Đối thoại Serbia-Kosovo, Richard Grenell và Tổng thống Kosovo Hashim Thaci

Tổng thống Kosovo Hashim Thaci cũng bày tỏ sự hài lòng về thông báo của Đặc sứ Grenell, và cho rằng các cuộc đàm phán sẽ tiếp tục và cho rằng sự hỗ trợ của Mỹ luôn có ý nghĩa quyết định đối với tương lai thịnh vượng của Kosovo.

Thủ tướng Kosovo Avdullah Hoti cho biết, Serbia tạm dừng chiến dịch làm mất danh tiếng của Kosovo là kết quả khích lệ đầu tiên mà chính phủ ông đạt được trong hoạt động phối hợp với các đối tác quốc tế.

Đáng chú ý là Đặc phái viên Mỹ về Đối thoại Serbia-Kosovo thông báo chỉ vài giờ trước khi Đặc phái viên EU về Tây Balkan và Đối thoại Kosovo-Serbia, Miroslav Lajcak, đến Kosovo tìm cách nối lại các cuộc đàm phán giữa Belgrade và Pristina.

Xin nhắc lại. Năm 2013, dưới sự trung gian của EU, Serbia và Kosovo đã ký Thỏa thuận Brussels, văn kiện đầu tiên về nguyên tắc bình thường hóa quan hệ giữa Serbia với Kosovo. Tuy nhiên, từ đó đến nay, hai bên luôn nhìn nhau với sự ngờ vực.

Trong 7 năm qua, Belgrade và Pristina cho thấy cả hai bên đều chưa sẵn sàng thỏa hiệp về tình trạng cuối cùng của Kosovo theo nguyên tắc của Thỏa thuận Brussels. Trong bối cảnh bế tắc, ý tưởng về "đổi đất lấy hòa bình" đã tái sinh.

Đặc biệt, trong lúc EU phản đối việc "đổi đất lấy hòa bình" giữa Serbia và Kosovo thì Mỹ lại ủng hộ ý tưởng này. Và đây chính điều đã khiến EU mất công vô ích trong việc thúc đẩy đối thoại giữa Belgrade và Pristina.

Tuy nhiên, giới ngoại giao Mỹ cho rằng lỗi chủ yếu là do Brussels thiếu thực tế, chứ không phải do Washington "thọc gậy bánh xe". Từ đó, giữa Mỹ và các đồng minh đã phát sinh mâu thuẫn trong việc giải quyết dứt điểm vấn đề Kosovo.

Mâu thuẫn giữa Mỹ và EU lên tới đỉnh điểm khi Brussels cáo buộc Đặc phái viên của Mỹ về Đối thoại Serbia-Kosovo, Richard Grenell, đã lật đổ chính phủ Kosovo của Thủ tướng Albin Kurti, chỉ vì chính phủ này phản đối giải pháp "đổi đất lấy hòa bình".

Cho đến nay, EU vẫn duy trì một lập trường chống lại sự thay đổi biên giới giữa hai quốc gia Serbia và Kosovo. Pháp và Đức đang đi đầu trong việc phản đối các cuộc đối thoại mới giữa Belgrade và Pristina theo kịch bản của Mỹ.

Đặc phái viên EU về Tây Balkan và Đối thoại Kosovo-Serbia Miroslav Lajcak và Tổng thống Kosovo Hashim Thaci

Putin ngạo nghễ hiệu chỉnh ván cờ của Mỹ-phương Tây

Theo Balkan Insight, trước khi phản ứng với Đặc phái viên Mỹ về Đối thoại Serbia-Kosovo, Richard Grenell, Tổng thống Serbia Alexanderar Vucic đã có điệm đàm với Tổng thống Nga Vladimir Putin về cuộc đàm phán sắp tới ở Washington.

Trong một điện đàm mà hai bên đã thảo luận chuyên sâu về thỏa thuận với Kosovo, ông Putin cho biết, Moscow ủng hộ một giải pháp thỏa hiệp, nhưng phải chấp nhận được với Belgrade và phải được HĐBA LHQ bỏ phiếu thông qua.

Điều này cũng đã được Tổng thống Putin đề cập với Tổng thống Thaci tại cuộc gặp bên lề nhân dịp Lễ kỷ niệm 100 năm kết thúc Thế chiến I tổ chức ở Pháp - cuộc gặp đầu tiên giữa Tổng thống Kosovo với một nhà lãnh đạo Nga.

Có thể thấy, lập trường và quan điểm của nhà lãnh đạo Nga đã thể hiện là một nước cờ quá hiểm hóc đối với Washington-Brussels trong ván cờ Kosovo. Cựu điệp viên KGB đã thể hiện sự ngạo nghễ của người hiệu chỉnh ván cờ cho Mỹ-phương Tây.

Bởi lập trường và quan điểm của Tổng thống Putin có thể giúp phá vỡ thế bế tắc cho quan hệ giữa Serbia và Kosovo, nhưng không cho Washington-Brussels khép lại ván cờ Kosovo bằng việc xác lập quy chế cuối cùng cho vùng lãnh thổ này. Tại sao vậy?

Thứ nhất, Tổng thống Putin ủng hộ Thỏa thuận hòa bình Serbia-Kosovo, nhưng nhận nền độc lập của Kosovo, không công nhận nhà nước Cộng hòa Kosovo - quy chế cuối cùng của Kosovo không được xác lập.

Trong khi với Pristina, việc công nhận quy chế cuối cùng của Kosovo và thể chế của nhà nước Kosovo là quan trọng nhất đối với thực thể chính trị được phương Tây nặn ra trái nguyên lý này.

Chính Ngoại trưởng Kosovo Behgjet Pacolli từng rằng khẳng định tập trung vào việc thuyết phục các nước còn lại công nhận Kosovo là quan trọng hơn rất nhiều việc thúc đẩy một thỏa thuận hòa bình với Serbia.

"Theo thỏa thuận quốc tế toàn diện về mặt pháp lý ràng buộc cho Cộng hòa Kosovo và cho Serbia, những ý tưởng khác - trên thực tế đã có nhiều ý tưởng - có thể xuất hiện, gây phức tạp thêm", Balkan Insight tường thuật.

Mỹ và các đồng đạo diễn ván cờ Kosovo chưa biết bao giờ mới hết mệt mỏi

Trong khi đó Thỏa thuận Kosovo-Serbia mà Mỹ ủng hộ sẽ bao gồm việc hoán đổi lãnh thổ giữa hai nước, theo đó Thung lũng Presevo của Serbia sẽ gia nhập Kosovo, còn phía bắc Kosovo với đa số người Serb sinh sống sẽ thuộc về Serbia.

Nhưng việc hoán đổi lãnh thổ giữa Kosovo và Serbia không những đã trở thành vấn đề gây tranh cãi giữa các phe phái chính trị tại Kosovo, mà còn tạo ra mâu thuẫn gay gắt giữa các cường quốc phương Tây - những đạo diễn ván cờ Kosovo.

Tại vùng Balkan, sự hoán đổi lãnh thổ sẽ có thể kích hoạt cho một cuộc chiến tranh Balkan mới, mà tình trạng bất ổn vì chia rẽ sắc tộc sẽ trở nên cực kỳ nguy hiểm trong bối cảnh hơn 20 năm qua vết thương chiến tranh chưa thể liền da.

Với nội tình Kosovo, việc hoán đổi lãnh thổ sẽ khiến cho "làn khói trắng trong nghị trường" sẽ mịt mờ hơn, thậm chí có thể thổi bùng thành khói lửa chiến tranh và đưa vùng lãnh thổ này trở về với loạn lạc, chết chóc và khủng bố.

Như vậy, qua việc ủng hộ Thòa thuận hòa bình giữa Kosovo và Serbia nhưng không lại công nhận quy chế cuối cùng của Kosovo, Tổng thống Putin đã ngoáy sâu - khoét rộng vết thương không thể liền da của Mỹ và phương Tây trong thảm họa Kosovo.

Thứ hai, yêu cầu đưa thỏa thuận hòa bình giữa Serbia và Kosovo ra HĐBA LHQ, rõ ràng Tổng thống Putin đã buộc Mỹ-phương Tây phải tự đóng đinh vào chiếc quan tài và chôn cất đứa con tinh thần của mình.

Có thể thấy, đưa Thỏa thuận giữa Kosovo và Serbia ra HĐBA - nơi Nga có quyền phủ quyết - là đảm bảo cho Nga hưởng lợi nhiều nhất, bất kể nó được xác lập theo công thức của Washington hay theo công thức của Washington.

Đáng nói là cả hai công thức đều chưa thể xác lập được quy chế cuối cùng của cho vùng lãnh thổ Kosovo và từ đó chưa thể xác lập vị thế quốc tế cho thể chế chính trị mà Mỹ và các đồng minh đã nặn ra trái nguyên lý ở vùng lãnh thổ đặc biệt này.

Khi chưa xác lập quy chế cho vùng lãnh thổ Kosovo, chưa xác lập được vị thế quốc tế cho Cộng hòa Kosovo, mà Mỹ và các cường quốc phương Tây thông qua Thỏa thuận Serbia-Kosovo, việc xác lập quy chế cuối cùng cho Kosovo như đã kết thúc.

Tổng thống Serbia Alexanderar Vucic luôn hành động trên sự đồng thuận với Tổng thống Putin

Như vậy có khác gì Washington và các đồng minh đã tự đóng đinh vào quan tài và chôn cất đứa con tinh thần của mình. Để đưa đứa con tinh thần của Mỹ-phương Tây lên khỏi huyệt mộ và ra khỏi quan tài lúc này phụ thuộc hoàn toàn vào Nga.

Tuy nhiên, việc đưa Thỏa thuận Serbia-Kosovo ra HĐBA lại vô hình trung biến Nga trở thành đạo diễn ván cờ Kosovo, mà hơn 20 năm trước, Mỹ và các đồng minh đã buộc Nga phải đứng xem họ chơi cờ và sắp đặt ván cờ.

Rõ ràng, "vỏ quýt dày" của Washington là tạm dừng việc tìm kiếm quy chế thành viên LHQ và các tổ chức quốc tế cho Kosovo để đổi lấy việc Serbia chấp nhận thỏa thuận "đổi đất lấy hòa bình", đã bị "móng tay nhọn" của Tổng thống Putin chọc thủng.

Như vậy là sau hơn 20 năm Mỹ-phương Tây buộc Nga phải gặm nhấm "ký ức buồn tại Kosovo", Washington và đồng minh vẫn rối bới với cái ký ức buồn ấy, và đến nay thì chính họ đang phải gặm nhấm "ký ức buồn Kosovo", chứ không phải Moscow.

Ngọc Việt

Nguồn Đất Việt: http://baodatviet.vn/the-gioi/quan-he-quoc-te/my-phuong-tay-roi-boi-voi-ky-uc-buon-kosovo-putin-ngao-nghe-3406944/