Mỹ phong tỏa hải cảng để buộc Triều Tiên từ bỏ chương trình hạt nhân?

Cựu Thiếu tá Hải quân Mỹ Gregory Keeley, hiện là cố vấn cho các chính khách cấp cao của Mỹ, nhận xét các chiến thuật hải quân Anh từ các cuộc chiến tranh với Hoàng đế Napoleon của nước Pháp vào đầu những năm 1800 có thể được áp dụng để cô lập Triều Tiên.

Cựu Thiếu tá Hải quân Mỹ Gregory Keeley

Trong bài viết đăng tải trên Yonhap, ông Keeley cho rằng một lệnh phong tỏa đa quốc gia sẽ gia tăng sức ép đối với nhà lãnh đạo Triều Tiên và buộc ông Kim Jong-un chấm dứt chương trình phát triển tên lửa đạn đạo liên lục địa và vũ khí hạt nhân của mình

Ông Keeley nhắc lại việc Hải quân Hoàng gia Anh phong tỏa nước Pháp của Hoàng đế Napoleon như một ví dụ điển hình cho sức mạnh bao vây một chính quyền “cứng đầu cứng cổ”. Trong ảnh: Đô đốc Hải quân Anh Horatio Nelson, người chiến thắng Napoleon

Một trong những lý do thất bại của Napoleon trước quân Anh là do các cảng của Pháp ở bờ Đại Tây Dương thì bị hải quân Anh phong tỏa, khiến thương mại và các ngành công nghiệp phụ trợ của Pháp bị thiệt hại nặng. Kinh tế Pháp bị tàn phá nặng nề

Ông Keeley viết: “Chính quyền Tổng thống Trump dường như chi có hai phản ứng tiềm tàng. Thứ nhất là trực tiếp động binh, để buộc nhà lãnh đạo Kim Jong-un ngừng phát triển khả năng hạt nhân, thứ hai là học cách sống chung với một quốc gia sở hữu thứ vũ khí này. Nhưng cả hai cách này đều tệ”

Lựa chọn thứ ba là phối hợp với các quốc gia có chung quan điểm trong khu vực nhằm áp đặt một lệnh phong tỏa hải cảng Triều Tiên

Ông Keeley nêu rõ: Không giống như các biện pháp trừng phạt, một lệnh phong tỏa hải cảng sẽ tạo điều kiện để tăng khả năng giám sát, can thiệp và hạn chế những gì có thể vào hay ra từ quốc gia mục tiêu, trong khi tạo ra một công cụ tâm lý và ngoại giao mạnh mẽ

Theo ông Keeley: Phong tỏa Đông Hải và Hoàng Hải, có thể khiến Triều Tiên không nhận được các nguyên liệu, thiết bị cần thiết cho các chương trình hạt nhân và tên lửa đạn đạo. Lệnh phong tỏa hải cảng này cũng góp phần làm giảm doanh thu xuất khẩu than đá và sắt của Triều Tiên, vốn là lĩnh vực xuất khẩu sinh lợi

Ông Keeley cho biết thêm, hành động này cần sự phối hợp của các đồng minh Mỹ trong khu vực, gồm Nhật Bản và Australia. Các quốc gia khác như Singapore, Hàn Quốc, Ấn Độ...

Hoàng Tiến (Theo Yonhap)

Nguồn ANTĐ: http://anninhthudo.vn/the-gioi/my-phong-toa-hai-cang-de-buoc-trieu-tien-tu-bo-chuong-trinh-hat-nhan/748703.antd