Mỹ nói thẳng Tổng thống Ukraine đang nuôi mộng

Lầu Năm Góc cho rằng Tổng thống Ukraine Petro Poroshenko đã nói quá sớm về việc cấp vũ khí sát thương.

Bộ Quốc phòng Mỹ khi trả lời Đài Sputnik của Nga đã tuyên bố rằng, việc cấp vũ khí sát thương cho Ukraine như lời Tổng thống Poroshenko nói là quá sớm.

"Còn quá sớm để nói về việc cấp vũ khí sát thương trong tuần tới" - phát ngôn viên Lầu Năm Góc trả lời.

Ông Poroshenko có thể quá vội vàng vì vũ khí sát thương.

Mới hôm thứ 4, Tổng thống Ukraine Petro Poroshenko cho biết, lô hàng vũ trang phòng thủ đầu tiên sẽ đến Ukraine trong vài tuần tới. Thậm chí, ông Poroshenko còn nói năm nay, sẽ có vài đơn hàng gửi từ Mỹ.

Việc cấp vũ khí sát thương cho Ukraine đã được Nhà Trắng đồng ý cấp giấy phép. Vũ khí có thể là tổ hợp chống tăng Javelling và súng bắn tỉa.

Tổng thống Poroshenko đã nhiều lần tuyên bố về việc Mỹ sẽ sớm cấp vũ khí sát thương cho Ukraine với số lượng rất lớn.

Vũ khí sát thương sẽ được Kiev nỗ lực tập trung cho phòng thủ quốc gia mà giới phân tích cho rằng, sẽ sớm được Kiev sử dụng vào chiến tuyến ở miền Đông Ukraine.

Đặc biệt là mới giữa tháng 1/2018, Quốc hội Ukraine đã thông qua luật "Về các khía cạnh đặc biệt của chính sách nhà nước đảm bảo chủ quyền của Ukraine trong các vùng lãnh thổ bị tạm chiếm tại khu vực Donetsk và Luhansk ", gọi tắt là Luật tái hòa nhập Donbass.

Đạo luật này đã thêm một lần nữa đặt tình hình ở miền Đông Ukraine vào thế căng thẳng.

Luật tái hòa nhập Donbass quy định lực lượng muốn ly khai (dù đã tự tuyên bố độc lập) vẫn là một chủ thể thuộc chủ quyền Ukraine và điều đó khiến Kiev có thể hợp pháp sử dụng vũ lực của mình.

Trong khi hành động sử dụng vũ lực của lực lượng muốn ly khai trong trường hợp này đều bị xem là hành động phản loạn.

Nhưng dư luận chỉ trích gay gắt đạo luật quan trọng này bởi nó đặt vấn đề ai sẽ bị coi là kẻ thù của nhân dân và việc tái hòa nhập sẽ trở nên khó khăn hơn nữa.

Bên cạnh đó, Luật tái hòa nhập Donbass không phù hợp với Hiệp định Hòa bình Minsk khi xem Nga là một nước xâm lược, qua đó xóa bỏ vai trò của cơ chế Normandy do nhóm Bộ Tứ Nga- Pháp- Đức- Ukraine đứng ra thảo luận.

Việc xác định Nga là “quốc gia xâm lược” được luật hóa cũng là một đòn hiểm, Kiev có thể kêu gọi cộng đồng quốc tế giúp đỡ nước này đánh đuổi quân xâm lược.

Một khi luật hóa việc "Nước Nga xâm lược", các nước Mỹ hay phương Tây sẽ dễ dàng can thiệp vào tình hình của Ukraine,đối đầu với lực lượng của Nga bị cáo buộc đang hỗ trợ miền Đông.

Điều này có thể khiến Ukraine hỗn loạn trở lại khi cơ chế Normandy bị mất hiệu quả khiến Pháp và Đức tham gia giải quyết hay NATO không thể vào được Ukraine.

Dù chuẩn bị sẵn sàng cho kịch bản này nhưng Tổng thống Poroshenko có thể vẫn còn quá nóng ruột trước khả năng có thể giành lại được Donbass nên có các phát ngôn đầy triển vọng.

Trong khi đó, phía Mỹ vẫn chưa có động thái nào rõ ràng cho thấy sẽ giúp đỡ Ukraine ngay lập tức và sẽ là một khoản "ra trò".

Huy Vũ

Nguồn Đất Việt: http://baodatviet.vn/the-gioi/tin-tuc-24h/my-noi-thang-tong-thong-ukraine-dang-nuoi-mong-3353626/