Mỹ - Nhật liên thủ, quyết chặn đứng lực lượng tàu ngầm Trung Quốc

Toàn bộ lực lượng tàu ngầm Nhật có đủ khả năng chặn mọi ngả đường ra biển lớn của tàu ngầm Trung Quốc trong trường hợp chiến tranh xảy ra.

Trong bối cảnh Trung Quốc mở rộng quy mô lực lượng hải quân, Nhật Bản và Mỹ không thể "ngồi yên", và phải sớm đưa ra giải pháp trước khi tình hình vượt quá tầm kiểm soát.

Trong bối cảnh Trung Quốc mở rộng quy mô lực lượng hải quân, Nhật Bản và Mỹ không thể "ngồi yên", và phải sớm đưa ra giải pháp trước khi tình hình vượt quá tầm kiểm soát.

Một trong những lời nguyền địa lý của Trung Quốc, đó là quốc gia này dù có đường biển rộng lớn, vẫn chỉ toàn là vùng biển nước nông, khiến tàu ngầm chiến lược rất khó hoạt động.

Để có thể ra được biển lớn, các tàu ngầm Trung Quốc buộc phải di chuyển ở trạng thái nổi - hoặc lặn ở độ sâu vừa phải - khiến chúng rất dễ bị lộ diện.

Tờ Nikkei của Nhật trích lời cựu sĩ quan tàu ngầm Mỹ cho biết, các tàu ngầm Trung Quốc muốn tiến ra biển Thái Bình Dương, chắc chắn sẽ phải vượt qua vùng biển nước nông một cách đầy khó khăn.

Trong bối cảnh xảy ra xung đột hoặc căng thẳng giữa Trung Quốc và các nước đồng minh của Mỹ leo thang, Nhật Bản - với tư cách là quốc gia thân cận nhất của Washington ở Đông Á, hoàn toàn có đủ khả năng chặn đường ra biển lớn của toàn bộ đội tàu ngầm Trung Quốc.

Cựu sĩ quan tàu ngầm Mỹ cho biết, dù không sở hữu các tàu ngầm hạt nhân chiến lược, đội tàu ngầm điện - diesel hiện đại của Nhật, vẫn đủ khả năng thiết lập một vành đai, để ngăn chặn tàu ngầm Trung Quốc.

Trong trường hợp Trung Quốc tỏ ra hung hăng và sẵn sàng va chạm để vượt vành đai ra biển lớn, mọi động thái của lực lượng tàu ngầm do Bắc Kinh chỉ huy, vẫn sẽ bị phía Nhật ghi nhận đầy đủ.

Nói một cách ngắn gọn, các tàu ngầm của Trung Quốc dù có hiện đại tới đâu, cũng chỉ như cá nằm trong chậu, rất khó có thể âm thầm bơi ra biển lớn.

Hành lang giám sát của Nhật và Mỹ sẽ trải dài từ quần đảo Kuril qua Nhật Bản, tới đảo Okinawa, nối tiếp qua đảo Đài Loan và trải dài tới Philippines.

Kể cả khi tàu ngầm Trung Quốc "may mắn'' vượt qua hành lang thứ nhất, vẫn còn chuỗi đảo thứ hai như "chốt chặn cuối cùng", bao gồm một hành lang kéo dài từ cảng Yokosuka qua Guam, tới Indonesia.

Với lực lượng tàu chiến, tàu ngầm và máy bay săn ngầm hùng hậu của cả Nhật và Mỹ, các tàu ngầm của Trung Quốc sẽ rất khó có thể vượt qua được hai vành đai giám sát này mà không bị phát hiện.

Thậm chí kể cả khi đi vòng xuống biển Đông, vành đai ở chuỗi đảo thứ nhất kéo dài xuống tận phía Nam Philippines, chắc chắn vẫn hiệu quả trong việc giám sát các tàu ngầm từ Bắc Kinh. Nguồn: Flickr.

Lực lượng phòng vệ trên biển Nhật Bản biên chế tàu ngầm đầu tiên trên thế giới sử dụng pin Li-on để tích trữ năng lượng khi lặn. Nguồn: JMSDF.

Trần Trân

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/quan-su/my-nhat-lien-thu-quyet-chan-dung-luc-luong-tau-ngam-trung-quoc-1533005.html