Mỹ nhân nhượng với Thổ Nhĩ Kỳ vì 'con tin' là 50 quả bom hạt nhân?

Việc Mỹ rút quân trước khi binh sỹ Thổ Nhĩ Kỳ tràn qua biên giới Syria hôm 9-10 được coi là tín hiệu 'bật đèn xanh' của Mỹ đối với đồng minh NATO này. Tới nay, chính quyền của Tổng thống Donald Trump vẫn đang hết sức thận trọng trong việc trừng phạt Thổ Nhĩ Kỳ, một phần có thể vì khoảng 50 quả bom hạt nhân, vốn được coi là 'con tin' để chính quyền Tổng thống Tayyip Erdodan mặc cả với Mỹ.

 Để trừng phạt Thổ Nhĩ Kỳ vì mở chiến dịch quân sự ở biên giới Syria, Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 14-10 tuyên bố sẽ hủy bỏ thỏa thuận thương mại trị giá 100 tỷ USD và sẵn sàng trừng phạt kinh tế đối với bất cứ ai đe dọa “hòa bình, an ninh hoặc ổn định” ở Syria

Để trừng phạt Thổ Nhĩ Kỳ vì mở chiến dịch quân sự ở biên giới Syria, Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 14-10 tuyên bố sẽ hủy bỏ thỏa thuận thương mại trị giá 100 tỷ USD và sẵn sàng trừng phạt kinh tế đối với bất cứ ai đe dọa “hòa bình, an ninh hoặc ổn định” ở Syria

Nhưng Chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ được cho là đang giữ “con tin” là 50 quả bom hạt nhân của Mỹ tại căn cứ không quân chiến lược tại Incirlik, nơi Mỹ đã chia sẻ hoạt động kể từ giữa những năm 1950.

Incirlik là nơi hỗ trợ đắc lực cho quân đội Mỹ trong cuộc chiến chống IS và cũng đang được các máy bay Thổ Nhĩ Kỳ sử dụng cho chiến dịch “Mùa xuân Hòa bình” ở miền Bắc Syria.

Bên trong căn cứ không quân Incirlik, cách biên giới Thổ Nhĩ Kỳ khoảng 250 dặm này được cho là đang cất giữ khoảng 50 bom hạt nhân B61-12 của Mỹ.

Người phát ngôn Không quân Mỹ Ann Stefanek không đưa ra bình luận liệu vũ khí hạt nhân có đặt tại căn cứ Incirlik hay Washington có dự tính di dời số vũ khí này hay không.

Trong một email gửi tới Air Force Times, Người phát ngôn Không quân Mỹ Ann Stefanek cho biết, không có bất cứ thay đổi hoạt động hàng ngày tại căn cứ này.

“Sứ mệnh của Không đoàn 39 tại căn cứ Incirlik là đảm bảo các hoạt động trên không với độ chắc chắn và tính liên tục cho Mỹ, các đồng minh và đối tác, giúp bảo vệ những lợi ích của NATO và Mỹ”, ông Stefanek cho biết.

Tuy nhiên, một quan chức cấp cao của Hoa Kỳ nói với tờ New York Times hôm 14-10 rằng, bom nhiệt hạch B61-12, mặc dù dưới sự kiểm soát của Mỹ, đã thực sự trở thành “con tin” của ông Erdogan.

Mỹ có 180 quả bom hạt nhân B61-12, trải khắp các căn cứ của đồng minh ở Bỉ, Đức, Ý, Hà Lan và Thổ Nhĩ Kỳ.

Bom hạt nhân B61 được coi là công cụ để răn đe Nga và thể hiện cam kết của Mỹ đối với NATO, liên minh quân sự gồm 28 thành viên bao gồm cả Thổ Nhĩ Kỳ.

Để lại một số lượng lớn vũ khí răn đe chiến lược này tại Incirlik có thể trở thành nguy cơ an ninh khi mà Thổ Nhĩ Kỳ thẳng tay bắn pháo qua biên giới, suýt trúng vào các đơn vị quân đội Mỹ đang trên đường rời khỏi miền Bắc Syria

Nhưng việc rút bom hạt nhân ra khỏi Thổ Nhĩ Kỳ cũng sẽ báo hiệu chấm dứt một liên minh quân sự mang lại cho Mỹ lợi thế quan trọng cho các hoạt động ở Trung Đông.

Hồi tháng 9-2019, ông Erdogan nói rằng ông “không thể chấp nhận” các quy tắc quốc tế cản trở Thổ Nhĩ Kỳ có được vũ khí hạt nhân của riêng mình. Chỉ 2 tháng sau, ông Trump đã mời Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ đến thăm Nhà Trắng.

Mỹ chưa bao giờ công khai xác nhận hay phủ nhận vũ khí hạt nhân đặt tại căn cứ Incirlik. Tuy nhiên, sự hiện diện của số vũ khí này tại căn cứ Thổ Nhĩ Kỳ được tiết lộ từ lâu

Cựu Bộ trưởng Không quân Mỹ, Deborah Lee James, từng nhận định kịch bản di dời vũ khí hạt nhân sẽ vô cùng phức tạp. Washington sẽ phải đàm phán tìm nơi tiếp nhận số đầu đạn này và huy động nguồn lực lớn đển vận chuyển và đảm bảo an toàn cho số vũ khí.

Bom hạt nhân B61-12 là loại vũ khí nhiệt hạch trong kho dự trữ dài hạn của Mỹ sau khi kết thúc Chiến tranh Lạnh. Nó được nhà máy Pantex sản xuất từ 1968 tới nay với 3.155 quả.

B61-12 có thể triển khai trên hầu hết các máy bay chiến đấu chiến thuật tới máy bay ném bom chiến lược của Không quân Mỹ

Về mặt lịch sử, B61-12 là quả bom hạt nhân dẫn đường đầu tiên của Mỹ. Chúng gọn nhẹ nhưng có sức công phá rất lớn, có thể tương đương hàng nghìn tấn thuốc nổ

Hầu hết các bom B61 có trang bị dù giúp giảm tốc độ rơi và giữ ổn định cho bom, nhờ đó máy bay ném bom có thời gian thoát khỏi ảnh hưởng từ vụ nổ

Biến thể mới nhất là B61 Mod 11, được triển khai vào năm 1997, là loại bom có khả năng xuyên phá vật cứng rất cao, phá được cả các boong-ke.

Điều làm cho cho B61-12 trở thành loại vũ khí hạt nhân nguy hiểm nhất trong kho vũ khí của Mỹ là ngoài sức công phá lớn thì bom còn hoạt động với độ chính xác rất cao.

Hải Yến

Nguồn ANTĐ: http://anninhthudo.vn/the-gioi/my-nhan-nhuong-voi-tho-nhi-ky-vi-con-tin-la-50-qua-bom-hat-nhan/829029.antd