Mỹ nghĩ Nga sẽ giữ Nord Stream-2, bỏ Đông Ukraine?

Dự án Nord Stream-2 và tình hình miền Đông Ukraine đang là 2 vấn đề nhức nhối nhất tại châu Âu hiện nay và Nga đều đang nắm đằng chuôi.

Mới đây Trung tâm Atlantic Council của Mỹ, một nhóm chuyên gia trong lĩnh vực quan hệ quốc tế, thúc đẩy quan hệ hợp tác xuyên Đại Tây Dương nhận định, xung đột ở Donbass và dự án đường ống dẫn khí Nord Stream-2 là 2 vấn đề tranh cãi nhất trong chương trình nghị sự về an ninh Châu Âu-Đại Tây Dương hiện nay.

Nga sẽ được thông dòng Nord Stream-2 nếu họ rút lui lực lượng quân sự ở biên giới Ukraine.

Nga sẽ được thông dòng Nord Stream-2 nếu họ rút lui lực lượng quân sự ở biên giới Ukraine.

Cả 2 vấn đề này đều đang gặp bế tắc và liên kết 2 vấn đề này sẽ mở rộng không gian đàm phán và tạo cơ hội cho những giải pháp cho tất cả các bên.

Theo đó, trung tâm này phân tích rằng, ở châu Âu đã xuất hiện quan điểm về việc tạm dừng dự án Nord Stream-2 khi xảy ra vụ việc nhà hoạt động đối lập Nga Alexei Navalny bị đầu độc và bị bỏ tù. Tuy nhiên, Đức đã phớt lờ đề xuất của Pháp trong việc tạm dựng dự án Nord Stream-2. Rõ ràng một nhà hoạt động đối lập ở Nga không phải là đòn bẩy phù hợp cho dự án kinh tế khổng lồ như Nord Stream-2. Mỹ sẽ phải tìm cách khác.

Thay vào đó, đòn bẩy để ngăn chặn Nord Stream-2 nên được sử dụng để đảm bảo một mục tiêu quan trọng hơn: Nga rút khỏi miền Đông Ukraine.

Giờ đây, cuộc xung đột ngày càng nóng bỏng ở vùng ly khai Ukraine. Các chuyên gia Mỹ cho rằng, Nga sẽ hiện diện ở miền Đông Ukraine dù họ không có quyền được làm vậy. Moscow sẽ duy trì quân sự ở đây và sẽ rút đi khi họ có lợi nhất. Rõ ràng đây là một điểm gây áp lực lớn với Ukraine và Nga chưa thấy một mối nguy hiểm tiềm tàng nào để giảm bớt những sức ép đó. Một cú đánh đổi giữa Nord Stream-2 và Donbass sẽ có thể thay đổi cục diện.

Các mối quan hệ của Đức giữ một vị trí đặc biệt với Nga và chắc chắn là Điện Kremlin sẽ làm mọi thứ trong khả năng của mình đảm bảo cho đường ống Nord Stream-2.

Atlantic Council cho rằng Nord Stream-2 hiện đã phục vụ mục đích địa chính trị của Điện Kremlin bằng cách tạo ra rạn nứt giữa Đức- Mỹ và Đức với các đối tác khác ở châu Âu, chẳng hạn như Ba Lan, các nước ở Baltic và với Ukraine.

Trung tâm của Mỹ cho rằng, Điện Kremlin có thể xác định rằng việc chấm dứt quyền nắm giữ Donbass để đổi lấy việc đảm bảo thỏa thuận cho phép Nord Stream-2 được hoạt động.

Nếu áp đặt riêng rẽ các biện pháp trừng phạt vào Nga về Nord Stream-2 và về Donbass sẽ không có hiệu quả. Điều có thể làm bây giờ là cho Nga nhận thấy cái giá họ phải trả khi can thiệp vào miền Đông Ukraine.

Nhà quan sát Colin Cleary, người từng là Giám đốc về Ngoại giao Năng lượng khu vực châu Âu trong Bộ Ngoại giao Mỹ nhận định, thỏa thuận đem Nord Stream-2 đổi lấy những mục tiêu ở Donbass sẽ phục vụ lợi ích của tất cả các bên. Nếu điện Kremlin từ chối đề nghị này, con đường "nhiều gậy, ít cà rốt" sẽ mở ra.

Tuy nhiên, trên thực tế, Đức cũng có quan điểm khá rõ ràng về những cáo buộc nhằm vào Nga về tình hình ở Donbass. Cần nhớ, Nga đang triển khai quân trên lãnh thổ của mình và người Đức, cụ thể là Thủ tướng Angela Merkel đã nhận thấy điều đó và không thể hiện sự phản đối, buộc Nga giảm số lượng thiết bị quân sự ở biên giới với Ukraine.

Moscow đã sớm lên tiếng về tình hình gia tăng quân sự ở biên giới với Ukraine đến các nước châu Âu. Việc Nga sẵn sàng công bố thông tin cho thấy họ minh bạch các bước đi của mình và thẳng thẳn thể hiện điều đó với các đối tác châu Âu cùng tìm kiếm hòa bình ở Donbass. Nga cũng đã liên tục phủ nhận những cáo buộc cho rằng họ triển khai quân sự ở miền Đông Ukraine và càng không có lý do nào để cho thấy họ sẽ rút lực lượng ở Donbass nếu lo sợ Nord Stream-2 bị ngăn chặn.

Cho đến nay, bất cứ lệnh trừng phạt riêng rẽ nào của Mỹ nhằm vào Nord Stream-2 đều bị phía Nga hóa giải. Nga và Đức đã sử dụng tàu của các nước khác để thực hiện việc vận chuyển đường ống, bảo trì tàu của mình để thực hiện thi công đường ống và dự kiến sẽ hoàn thành xây dựng vào cuối năm nay.

Hải Lâm

Nguồn Đất Việt: http://datviet.trithuccuocsong.vn/the-gioi/tin-tuc-24h/my-nghi-nga-se-giu-nord-stream-2-bo-dong-ukraine-3430665/