Mỹ - Nga – Trung Quốc: Máy bay chiến đấu của quốc gia nào bền nhất?

Khi máy bay chiến đấu có tính năng hiện đại và đắt đỏ hơn, nhờ áp dụng nhiều công nghệ và vật liệu tiên tiến; vì vậy độ bền của máy bay đã trở thành một khía cạnh quan trọng, trong việc đánh giá hiệu quả của máy bay, cũng như hiệu suất chi phí. Tư duy này đã thay đổi rất nhiều so với trước đây.

Trong Chiến tranh thế giới thứ hai và trong thời kỳ đầu của chiến tranh Lạnh, máy bay chiến đấu không tính bằng độ bền, mà là tính xem nơi nào sản xuất ra được nhiều máy bay hơn; vào thời điểm đó, có những công nghệ chưa áp dụng đã lạc hậu, nhiều máy bay có vòng đời rất ngắn; do vậy người ta ít quan tâm đến tuổi đời phục vụ của máy bay.

Trong Chiến tranh thế giới thứ hai và trong thời kỳ đầu của chiến tranh Lạnh, máy bay chiến đấu không tính bằng độ bền, mà là tính xem nơi nào sản xuất ra được nhiều máy bay hơn; vào thời điểm đó, có những công nghệ chưa áp dụng đã lạc hậu, nhiều máy bay có vòng đời rất ngắn; do vậy người ta ít quan tâm đến tuổi đời phục vụ của máy bay.

Tuy nhiên khi bước vào thế hệ máy bay thứ tư và năm hiện nay, đặc điểm của những loại máy bay này là có tính năng kỹ chiến thuật cao, cấu tạo phức tạp và đi kèm là giá thành cũng rất cao. Do vậy việc sở hữu loại máy bay chiến đấu có tuổi thọ cao, là giấc mơ của mọi quốc gia.

So sánh 3 cường quốc quân sự và cũng là 3 quốc gia tự nghiên cứu và sản xuất được máy bay chiến đấu từ A-Z; 3 quốc gia này, cũng là những quốc gia sở hữu nhiều máy bay chiến đấu nhất trên thế giới, đó là Mỹ - Nga và Trung Quốc; để so sánh xem máy bay của quốc gia nào có độ bền cao nhất.

Đầu tiên là Mỹ, chúng ta biết rằng, ngành công nghiệp sản xuất máy bay chiến đấu của Mỹ được bắt đầu từ rất sớm. Trong Chiến tranh thế giới thứ hai, khả năng thiết kế và sản xuất máy bay chiến đấu của Mỹ đã được sử dụng đến mức tối đa, vì vậy Mỹ có nhiều mẫu máy bay chiến đấu tiên tiến hơn bất kỳ quốc gia nào khác.

Sau Thế chiến II, một số lượng lớn các chuyên gia hàng không từ Đức và các nước khác đã đến Mỹ sinh sống, do vậy tiếp tục góp phần nâng cao trình độ thiết kế của máy bay chiến đấu của Mỹ. Trong những năm của thập niên 1950, Mỹ đã sản xuất được bay ném bom chiến lược B-52, hiện vẫn đang hoạt động cho đến ngày nay.

Ngày nay, máy bay chiến đấu của Mỹ xứng đáng về đứng đầu về hiệu suất và độ bền; lấy máy bay chiến đấu thế hệ 5 mới nhất F-35 làm ví dụ, thời gian phục vụ của F-35 có thể đạt từ 8.000-10.000 giờ bay. Do quân đội Mỹ khai thác máy bay thường xuyên, nhưng máy bay chiến đấu F35 vẫn có thể phục vụ từ 40-50 năm.

Thứ hai là Nga, tiền thân của Nga là Liên Xô; triết lý của Liên Xô vẫn tin vào logic không chiến của Thế chiến II. Họ cho rằng máy bay chiến đấu là vật chất tiêu hao trong chiến đấu trên không; do vậy, một máy bay chiến đấu chỉ cần thực hiện một số nhiệm vụ hạn chế.

Bên cạnh đó là áp lực về một cuộc chiến tranh tổng lực với Mỹ và phương Tây, khiến các nhà lãnh đạo và thiết kế máy bay Liên Xô cho rằng, không cần phải chạy theo tuổi thọ của máy bay; nhưng sản xuất phải nhiều với chi phí tiết kiệm nhất, với phương châm “số lượng bù cho chất lượng”; chính điều này đã ảnh hưởng trực tiếp đến triết lý phát triển của máy bay chiến đấu Nga sau này.

Vào những năm 1990, tuổi thọ của máy bay chiến đấu Su-27 của Liên Xô khi đó chỉ là 1.500 giờ, điều đó là quá ngắn ngủi với một máy bay hiện đại. Nhưng hiện tại, Nga cũng đang nỗ lực cải thiện độ bền của máy bay chiến đấu để tiệm cận máy bay của Mỹ và phương Tây.

Ví dụ, máy bay chiến đấu Su-35 của Nga hiện có tuổi thọ gần 6.000 giờ bay. Các nhà thiết kế Nga cũng nhận ra rằng, muốn nâng cao hiệu quả máy bay chiến đấu hiện đại, thì phải có tuổi thọ cao hơn; do vậy triết lý thiết kế máy bay chiến đấu của Liên Xô trước kia ít còn tính khả thi.

Đối với máy bay chiến đấu J-20 của Trung Quốc, đây là máy bay thế hệ 5 đầu tiên của họ, nên được tích hợp những công nghệ tiên tiến nhất. Mặc dù xu hướng thiết kế máy bay chiến đấu Trung Quốc, từ lâu đã bị ảnh hưởng của máy bay chiến đấu Liên Xô; tuy nhiên những thay đổi lớn đã diễn ra trong những năm gần đây.

Trong quá trình sản xuất máy bay chiến đấu J-20, nhiều vật liệu tổng hợp được sử dụng và độ tin cậy về cấu trúc được nhấn mạnh trong thiết kế. Theo ước tính của các chuyên gia Trung Quốc, tuổi thọ của máy bay chiến đấu J-20 có thể đạt tới 9.000 giờ, tương đương với máy bay chiến đấu của Mỹ ở thế hệ ở cùng cấp độ.

Tuy nhiên về chất lượng máy bay Trung Quốc đều chưa được quốc tế kiểm chứng; nhiều thiết bị công nghệ cao của Trung Quốc về chất lượng đều bị nghi ngờ; năm 2013 Bộ Quốc Phòng Ecuador đã thông báo trả lại radar giám sát YLC-2V và YLC-18 được mua từ công ty CECT của Trung Quốc, vì lý do những radar nhập khẩu từ Trung Quốc có chất lượng quá kém, không thể khả năng hoạt động đúng nghĩa của một radar.

Video Siêu máy bay ném bom chiến lược số một của Mỹ - Nguồn: QPVN

Tiến Minh

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/quan-su/my-nga-trung-quoc-may-bay-chien-dau-cua-quoc-gia-nao-ben-nhat-1352845.html