Mỹ - Nga đổ lỗi cho nhau khi đàm phán cuối cùng về INF đổ vỡ

Washington vẫn đang tiến tới đơn phương từ bỏ Hiệp ước Hạt nhân Trung cấp (INF) được ký vào năm 1987 vào đầu tháng tới. Mỹ từ chối các cuộc đàm phán mới sau khi các cuộc đàm phán ở Thụy Sĩ không mang lại đột phá.

Hệ thống Iskander-K được cho là có khả năng khởi động 9M729, cái mà Washington tuyên bố Nga vi phạm Hiệp ước INF. (Nguồn: RT).

Cuộc đàm phán giữa phái đoàn của Nga và Mỹ nhằm cứu vãn Hiệp ước Các lực lượng hạt nhân tầm trung (INF) tại Geneva, Thụy Sĩ, ngày 15/1 đã đổ vỡ khi hai bên tiếp tục chỉ trích lẫn nhau.

"Rõ ràng là Nga tiếp tục vi phạm hiệp ước một cách đáng kể", “thật đáng thất vọng”, Bộ trưởng Bộ Kiểm soát Vũ khí và An ninh Quốc tế Mỹ Andrea Thompson nói tại cuộc họp báo sau đàm phán.

Trong khi đó, Thứ trưởng Ngoại giao Serge Ryabkov cho rằng, Mỹ cần cử đến cuộc đàm phán một phái đoàn gồm đại diện cấp cao của tất cả các bộ có liên quan nhưng đã không có. Ông Serge Ryabkov cho rằng, Mỹ đã đến với thái độ "không thỏa hiệp và thiếu chi tiết cụ thể."

"Chúng tôi tin rằng Nga rất có thiện chí với Hiệp ước INF, trong khi Mỹ đang làm trầm trọng thêm tình hình", ông Ryabkov nói với các phóng viên.

Nhà Trắng hiện tại cho rằng tên lửa 9M729 của Nga vi phạm các điều khoản của thỏa thuận INF, cái được ký bởi Mikhail Gorbachev và Ronald Reagan, là một bước quan trọng để chấm dứt Chiến tranh Lạnh. Hiệp ước cấm các tên lửa hạt nhân và thông thường phóng từ mặt đất với tầm bắn từ 500 đến 5.500 km.

Ông Ryabkov cho biết, các nhà đàm phán Nga đã đến Geneva với một loạt các biện pháp được đưa ra để xóa bỏ mọi nghi ngờ về 9M729. Moscow cho biết, 9M729 nằm trong phạm vi dưới ngưỡng tối thiểu được quy định trong hiệp ước.

Đổi lại, Moscow sẽ yêu cầu sự cởi mở hơn từ Lầu năm góc đối với mục tiêu và máy bay không người lái tấn công, cũng như tiềm năng của các tên lửa phòng thủ nằm trong căn cứ lá chắn tên lửa Đông Âu.

INF được lãnh đạo Mỹ và Liên Xô trước đây ký ngày 8/12/1987 và chính thức có hiệu lực từ ngày 1/6/1988.

Theo INF, hai bên cam kết không sản xuất, thử nghiệm, triển khai các tên lửa đạn đạo và tên lửa hành trình trên mặt đất tầm trung và tầm ngắn (từ 500 - 5.500 km).

Ngày 21/10/2018, Tổng thống Mỹ Donald Trump cáo buộc Nga vi phạm hiệp ước khi chế tạo tên lửa “Novator 9M729” và bóng gió về khả năng Mỹ rút khỏi INF.

Đến ngày 4/12 sau đó, Mỹ tuyên bố sẽ rút khỏi hiệp ước định này, nếu Nga không tuân thủ trở lại thỏa thuận này trong vòng 60 ngày.

Tuy nhiên, Moskva khẳng định Nga tuân thủ INF trong khi Mỹ luôn vi phạm.

Tổng thống Nga Vladimir Putin cho rằng Mỹ rút khỏi INF sẽ đe dọa số phận của Hiệp ước Cắt giảm vũ khí tấn công chiến lược (START-3), văn kiện cuối cùng trong lĩnh vực kiểm soát vũ khí.

Nhiều nước đồng minh của Mỹ ở châu Âu cũng phản đối việc Mỹ rút khỏi INF do lo ngại về một cuộc chạy đua vũ trang mới.

Nga thể hiện thiện chí khi cho rằng thay vì bỏ INF, họ đã sẵn sàng bắt đầu các cuộc đàm phán về việc mở rộng hiệp ước để thêm Trung Quốc, Iran, Bắc Triều Tiên và các quốc gia khác.

Hà Anh (theo RT)

Nguồn Đại Đoàn Kết: http://daidoanket.vn/tin-tuc/my-nga-do-loi-cho-nhau-khi-dam-phan-cuoi-cung-ve-inf-do-vo-tintuc427777