Mỹ nên thừa nhận thua cuộc tại Syria

Doug Bandow, thư ký đặc biệt của cựu tổng thống Mỹ Ronald Reagan nói rằng Washington đã vi phạm luật quốc tế, can thiệp vào Syria và tuyên bố quyền quyết định tương lai của Syria. Thực tế, quân đội Mỹ đang chiếm đóng phi pháp lãnh thổ Syria với hy vọng đẩy ông Assad khỏi quyền lực. Và Mỹ nên rút khỏi cuộc phiêu lưu đầy rủi ro tại Trung Đông, theo National Interests.

Thành phố Damascus lớn và bận rộn vì là thủ đô của Syria. Nơi đây có những thành phần tinh hoa của quốc gia và được lấp đầy bởi những công trình của chính phủ và lực lượng an ninh. Những tấm hình của tổng thống Bashar al-Assad được trang hoàng trên mọi con phố. Rất rõ ràng, hiện ai đang cai trị thành phố này.

Nhưng chỉ lái xe vào phút là tới khu vực lân cận nơi chỉ mới được giành lại sau cuộc chiến khốc liệt. Những tòa nhà đổ nát đứng giữa một biển gạch đá. Sự tàn sát trong 7 năm nội chiến đã lan cả tới Damascus. Cuối cùng, cuộc xung đột cũng dần kết thúc. Ông Assad đã chiến thắng và Washington thì bại trận. Tuy nhiên, hậu quả của cuộc chiến sẽ kéo dài nhiều năm, có thể là nhiều thập kỷ. Và phương thức Mỹ sử dụng tại Syria đã thất bại thảm hại.

Thành phố Damascus trước khi diễn ra cuộc nội chiến bắt đầu vào năm 2011.

Giống như Lebanon những thập kỷ trước, xung đột tại Syria là một là một cuộc nội chiến phức tạp khác thường. Cuộc chiến khốc liệt ở khắp mọi nơi với nhiều lực lượng quân sự khác nhau chịu trách nhiệm cho cái chết của gần nửa triệu người. Thực tế, con số thương vong lớn hơn nhiều, con số thống kê không chính xác, báo cáo về cái chết của những người tham chiến nhiều hơn là thường dân và quân chính phủ Syria thiệt mạng nhiều hơn quân nổi dậy.

Ông Assad tiếp tục trụ vững bởi ông có sự ủng hộ nhiệt thành. Ông nhận được sự hỗ trợ mạnh mẽ bởi những người thuộc tộc Alawites một nhánh nhỏ của người Hồi giáo Shi'a. Họ thường khoe ảnh và nói về đức tính nhân đạo của ông. Các nhóm tôn giáo khác như những người Cơ Đốc cũng có khuynh hướng ủng hộ chính phủ của ông. Họ đã chứng kiến cuộc cách mạng mang cảm hứng Mỹ tại Iraq và không thích cái kết của nó. Sau cùng, sự chiếm đóng của Mỹ tại Iraq cũng không ngăn được bạo lực và việc các phe phái thanh trừng lẫn nhau, rất nhiều người sống sót đã chạy sang Syria.

Hơn nữa, nếu không ủng hộ chế độ thì vẫn có sự đồng ý rộng rãi trong dân chúng. Quân đội vẫn có thể tự đứng vững dù có con số thương vong lớn - và cần phải kêu gọi tòng quân trong các cộng đồng thiểu số. Những bích chương của các người lính tử trận có mặt trên nhiều tòa nhà trong các cộng đồng. Không giấu đi những mất mát, chế độ của ông Assad sử dụng chúng để tạo nên sự thống nhất trong dân chúng. Những người ủng hộ ông Assad không đứng sang một bên như Washington mong muốn. Hơn nữa, khi nhận thức việc thua trận sẽ đảm bảo sự hủy diệt của mình, họ đã chiến đấu một cách hung tợn hơn.

Những người dân tuần hành ủng hộ chính phủ Syria.

Mỹ đã sai lầm khi tập trung vào ông Assad. Tất nhiên, tổng thống Syria không có bạn người Mỹ nhưng nếu ông thua thì cũng có một ai đó sẽ thắng. Washington cần phải tập trung vào câu hỏi "so sánh". Liệu sự can thiệp của Mỹ có dẫn tới kết quả tốt hơn? Thất bại tại Iraq đã chứng minh về cách mà Mỹ đã khiến tình huống tồi tệ hơn.

Chính phủ của ông Assad tuy chuyên chế nhưng không phải là một chính phủ theo tôn giáo. Xã hội Syria gây ấn tượng sâu sắc - nó có vẻ đặc biệt hiện đại. Tuy chính phủ Syria được sự ủng hộ của tôn giáo nhưng ông Assad và cha ông, cũng giống như ông Saddam Hussein đã tạo ra một khu vực đa dạng và phi tôn giáo trong đó phần lớn người Mỹ sẽ cảm thấy thoải mái.

Tất nhiên, Washington muốn có một Syria thật sự tự do, dân chủ. Đây là một mục tiêu đáng coi trạng nhưng không có một phe quân sự nào có thể đem lại một tương lai như vậy. Ngay cả những nhóm được cho là ôn hòa cũng có vẻ ít ôn hòa theo những gì họ thể hiện. Ví dụ, một số người ủng hộ ông Assad đã tranh luận rằng những cuộc biểu tình hòa bình trước đây cũng đã làm nổi bật khuynh hướng bè phái khi một số đám đông đã hét lên: "Đẩy người Cơ Đốc về Beirut, còn người Alawites thì xuống mộ!".

Lực lượng FSA do Mỹ hậu thuẫn.

Trong mọi trường hợp, Lực lượng Quân đội Syria Tự do FSA đã minh chứng sự yếu ớt của mình. Trong một chương trình, Washington đã dùng nửa tỷ USD để huấn luyện 54 tay súng và phần lớn trong số họ nhanh chóng bị bắt giữ hay tiêu diệt. Các nhóm cực đoan cũng tự nhận là "ôn hòa" để lấy được tiền và vũ khí của Mỹ. Những nhóm được Mỹ ủng hộ, cùng với những vũ khí do Mỹ cung cấp, đã thua hầu hết các trận chiến và đầu hàng những đội quân cực đoan hơn.

Lựa chọn thay thế là một loạt những nhóm Hồi giáo cực đoan, bao gồm cả Jabhat al-Nusra mà Mỹ chống lưng và Nhà nước Hồi giáo tự xưng IS - Mỹ phản đối. Thêm nữa, Ả rập Xê-út và các đồng minh vùng Vịnh khác đã bỏ ra hàng tỷ USD cho rất nhiều các bè phái thánh chiến sát nhân. Còn Thổ Nhĩ Kỳ, tập trung vào việc "hất cẳng" ông Assad đã cho phép IS di chuyển qua địa phận Thổ Nhĩ Kỳ và bán dầu cướp được.

Liệu chính quyền của ông Obama có thực sự tin tưởng rằng người dân Syria và Mỹ sẽ gặt hái được lợi ích nếu những nhóm trên nắm được quyền kiểm soát? Việc Mỹ ủng hộ cho Jabhat al-Nusra là đặc biệt tệ hại vì đó là một nhánh của al-Qaeda - tổ chức đã thực hiện những cuộc tấn công ngày 11.9.

Tuy nhiên, trong một cuộc xung đột nhiều bên, việc Mỹ ủng hộ cho FSA đã khiến cho các nhóm cực đoan trở nên mạnh mẽ. Chính phủ của ông Assad là lực lượng mạnh nhất đánh lại IS và các nhóm cực đoan khác. FSA có thể làm Damascus suy yếu nhưng không thể giành và duy trì được quyền lực. Ít nhất là do sự thiếu vắng hỗ trợ mạnh mẽ của Mỹ trên chiến trường - mà về mặt chính trị là không thể thực thi.

Tổng thống Trump nói Mỹ sẽ rút quân khỏi Syria nhưng vẫn chưa thực hiện được lời nói của mình.

Chính sách của Mỹ không chỉ vô vọng mà còn mâu thuẫn và mơ hồ. Chính quyền ông Obama tìm cách lật đổ ông Assad và tiêu diệt IS mà mục tiêu trước lại đánh vào mục tiêu sau. Bằng các giúp FSA và đánh IS, Washington đã tạo ra một động lực khiến Damascus phải tập trung vào mục tiêu trước và làm ngơ mục tiêu sau. Mỹ đã chống lại các nhóm thánh chiến cực đoan khác dù là đồng minh với Ả rập Xê-út, Các tiểu vương quốc Ả rập thống nhất UAE và Qatar - toàn bộ những nước này đều hỗ trợ các nhóm cực đoan và bỏ rơi cuộc chiến chống IS. Washington cũng tìm cách hợp tác với Thổ Nhĩ Kỳ - đất nước ưu tiên việc kiềm chế sự tự trị của người Kurd. Còn người Kurd thì đã chuẩn bị để hợp tác với Damascus nhằm đạt được nền tự trị.

Washington cũng chỉ trích Iran và Nga vì giúp đỡ chính phủ Syria dù đó là việc ông Assad đề nghị. Và trong khi phàn nàn về sự trợ giúp này, Washington đã vi phạm luật quốc tế, can thiệp vào Syria và tuyên bố quyền quyết định tương lai của Syria. Thực tế, quân đội Mỹ đang chiếm đóng phi pháp lãnh thổ Syria với hy vọng đẩy ông Assad khỏi quyền lực.

Những mục tiêu thời chiến của chính quyền tổng thống Trump đã trở thành hoàn toàn ảo tưởng. Không có sự kết hợp của các nhóm nổi dậy đe dọa ông Assad. Ở thời điểm khởi đầu cuộc chiến, ngoại ô Damascus chìm trong khói lửa, bom nổ trong thành phố, các nhóm đối lập trỗi dậy và quân đội Syria bị kéo ra quá căng. Ở thời điểm đó, rất ít nhà quan sát có thể tưởng tượng ra việc ông Assad lấy lại quyền kiểm soát trên hầu hết lãnh thổ đất nước. Tuy nhiên, ngày nay chế độ Syria đã đánh bại phần lớn các nhóm đối lập. Dân chúng Damascus rất lạc quan về tương lai.

Năm 2015, Nga quyết định đưa quân vào Syria giúp chế độ tổng thống Assad.

Và không có một áp lực hiệu quả nào khiến Syria phải dân chủ hóa. Những nhóm nổi dậy ôn hòa luôn là một phép màu mà phương Tây muốn biến thành sự thực. Cần thiết để quốc tế hợp pháp hóa địa vị của phe đối lập nhưng điều này sẽ không bao giờ trở thành sự cạnh tranh có giá trị với quyền lực. Hiện tại, chỉ còn lại các nhóm Hồi giáo cực đoan và người Kurd. Ví dụ, thống trị tỉnh Idlib hiện tại là nhóm Hayat Tahrir al-Sham - một chi nhánh của al-Qaeda do Thổ Nhĩ Kỳ hậu thuẫn.

Chính phủ của ông Assad đang đe dọa sẽ tổ chức một cuộc tấn công vào tỉnh Idlib. Điều này đã thúc đẩy Moscow và Ankara đạt được một thỏa thuận về phi quân sự hóa Idlib nhưng Syria nhấn mạnh đó chỉ đơn thuần là một giải pháp tạm thời để hạn chế thương vong. Tại bắc Syria, lực lượng dân quân người Kurd do Mỹ chống lưng đang kiểm soát khoảng 1/3 đất nước. Trong khi đó, Washington hy vọng sẽ gây áp lực để chế độ của ông Assad phải tự giải thể bằng cách phủ nhận nó đang trải dài trên các vùng dân số và lãnh thổ.

Tuy nhiên, chế độ Syria đã trở nên vững chắc hơn rất nhiều so với bất cứ thời điểm nào kể từ 2011. Chính quyền tổng thống Trump không có quyền xâm lược, chiếm đóng và phá hủy một quốc gia nước ngoài bằng bất cứ lý do gì. Hơn nữa, Washington đã thất bại trong việc bảo vệ người Kurd khỏi sự tấn công của Thổ Nhĩ Kỳ. Điều này, thúc đẩy việc người Kurd giao thiệp với Damascus. Hai bên đã tránh xung đột khi cuộc nội chiến lan rộng thông qua một tạm ước dài hạn. Việc khôi phục quyền kiểm của Syria trong khu vực đặc biệt là vùng biên giới có thể làm dịu nhẹ nỗi lo lắng của người Thổ Nhĩ Kỳ về một đất nước độc lập của người Kurd.

Một chiến binh người Kurd tại Syria.

Washington cũng không thể đẩy Hezbollah, Iran và Nga ra khỏi Syria. Họ đã là đồng minh lâu dài của Damascus và họ có nhiều lợi ích hơn Mỹ trong tương lai của Syria. Vai trò của họ rất quan trọng và rõ rệt. Hình ảnh của ônng Assad, ông Vladimir Putin và lãnh đạo Hezbollah Hassan Nasrallah rất phổ biến. Tại Damascus, còn có nhà thờ Hồi giáo phục vụ cho lực lượng Hezbollah.

Mỹ nên đưa quân đội của mình về nước. Cả Iraq lẫn Syria đều không đe dọa tới nước Mỹ. Sự chỉ đạo của Damascus không bao giờ tổ chức một cuộc tấn công khủng bố vào mục tiêu Mỹ. Việc gọi đất nước Syria là nước tài trợ cho chủ nghĩa khủng bố chỉ là con bài chính trị - phản ánh việc Syria hỗ trợ cho những nhóm như Hamas là một thực thế chính trị thù địch với Israel. Nhưng kể từ năm 1973, Syria đã chung sống với Israel bằng một nền hòa bình lạnh và điều đó sẽ không thay đổi. Về mặt tổng thể, Damascus đang yếu hơn nhiều so với trước cuộc nội chiến và cần tập trung vào việc tái thiết.

Trong mọi trường hợp, tổng thống Trump không được phép chiếm đóng Syria mà không có sự phê chuẩn của Quốc hội Mỹ và cũng không có lý do gì để nhận được sự tán thành của quốc hội. Kế hoạch của Washington hủy bỏ viện trợ đối với các khu vực nằm dưới quyền kiểm soát của chính phủ Syria cũng mơ hồ. Có những lý lẽ xác đáng để Mỹ giữ tiền của mình tại nhà nhưng không phải để chống lại chế độ của ông Assad. Ý tưởng của Mỹ rằng từ chối tiếp tục viện trợ sẽ tạo ra hỗn loạn và nổi dậy là kỳ khôi.

Cuộc nội chiến Syria là một bi kịch lớn. Hy vọng kết quả về mặt dài hạn sẽ là một đất nước Syria tự do và dân chủ hơn. Tuy nhiên, không có gì có thể biện hộ cho việc Mỹ tiếp tục can thiệp quân sự vào đất nước này. Nỗ lực của Mỹ để cưỡng ép xây dựng lại một xã hội chưa bao giờ thực tế. Chính quyền của tổng thống Trump nên dừng cuộc phiêu lưu rủi ro tại Trung Đông.

Tiệp Nguyễn /

Nguồn VietTimes: http://viettimes.vn/my-nen-thua-nhan-thua-cuoc-tai-syria-305786.html