Mỹ mua khí hóa lỏng Nga, bán lại cho châu Âu?

Bộ trưởng Mỹ tiếp tay cho thương vụ mua khí hóa lỏng LNG nhân danh Mỹ tới châu Âu nhưng thực chất là mua hàng của Nga.

RT dẫn các tài liệu bị rò rỉ về một bê bối thuế mới tại Mỹ mang tên "Hồ sơ Thiên đường" cho phép biết các bí mật liên quan đến các lô hàng chở khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) của Mỹ vận chuyển bán cho ít nước ở châu Âu không phải "đồ thật".

Các tàu chở dầu do các tập đoàn năng lượng Mỹ đã vận chuyển khí LNG được mua ở Nga tới Ga Antwerp ở Bỉ, theo báo Le Soir.

Tập đoàn Navigator Holdings đã chuyển số khí tự nhiên hóa lỏng của Nga chứ không từ Mỹ tới một số nước châu Âu.

Tập đoàn Navigator Holdings đã chuyển số khí tự nhiên hóa lỏng của Nga chứ không từ Mỹ tới một số nước châu Âu.

Thành viên Bỉ tham gia trong cuộc điều tra về rò rỉ "Hồ sơ Thiên đường" đã tiết lộ điều này.

Các tài liệu nằm trong số 13 triệu tài liệu được phát tán từ các công ty luật hàng đầu thế giới đã cho thấy, 4 tàu hàng của công ty Navigator Holdings đã mua khí hóa lỏng do công ty hóa dầu Nga tên là Sibur sản xuất.

Còn khí LNG được cho là đã được đưa tới cảng Ust Luga của Nga.

Tờ báo Nga cho biết, hồi đầu năm nay, Đặc phái viên Nga Vladimir Chizhov của EU nói rằng Mỹ sẽ không thể thay thế khí đốt Nga trên thị trường châu Âu ngay cả khi thị trường đó được tự do.

Theo truyền thông Nga, EU đang tích cực xây dựng các trạm trung chuyển khí hóa lỏng để giảm bớt sự -phụ thuộc vào khí tự nhiên của Nga trên hợp đồng.

Thực tế sau khi rò rỉ Hồ sơ Paradise cho thấy, một số nước châu Âu đang đặt nỗ lực vào niềm tin như vậy, hiện đang mua nhiên liệu của Nga nhưng ở mức giá cao hơn và về mặt kỹ thuật thì vẫn là từ Nga.

Vladimir Bruter - một chuyên gia tới từ Viện Nghiên cứu Chính trị và Nhân đạo Quốc tế: "Các công ty Mỹ sẵn sàng tìm kiếm các giải pháp sử dụng một lần mang lại lợi nhuận cho họ nhưng làm cho các bang khác gặp khó khăn trong kinh doanh".

Theo các nhà phân tích, về mặt pháp lý, việc vận chuyển hay giao dịch như vậy không vi phạm luật pháp quốc tế hoặc luật pháp của quốc gia nào.

Không rõ là công ty Mỹ bên trên có bị coi là vi phạm các biện pháp trừng phạt của Mỹ bằng cách làm ăn với các công ty năng lượng Nga hay không.

"Chúng chỉ đơn thuần là kinh doanh. Người Mỹ mua khí đốt của Nga bằng lợi nhuận của họ, bây giờ họ bán nó để lấy lãi và đồng thời cố gắng thực hiện mục tiêu chiến lược và lâu dài của Mỹ là đẩy Moscow ra khỏi thị trường năng lượng" - ông Bruter bày tỏ quan điểm.

Một con tàu của Tập đoàn Navigator Holdings chở khí hóa lỏng LNG tới châu Âu.

Tương tự bom tấn "Hồ sơ Panama" nổ ra cách đây hơn 1 năm, các dữ liệu mới tiết lộ của "Hồ sơ Thiên đường" được một nguồn tin giấu tên chia sẻ với báo Đức Süddeutsche Zeitung.

Tờ báo này chuyển cho Liên đoàn Nhà báo Điều tra Thế giới (ICIJ) - đơn vị chủ trì cuộc điều tra với sự tham gia của 380 nhà báo thuộc 96 cơ quan truyền thông ở 67 quốc gia trên khắp thế giới, trong đó có báo New York Times (Mỹ), Guardian (Anh), đài BBC (Anh) và kênh NBC News (Mỹ).

Các phóng viên đã dành 1 năm để phân tích số dữ liệu được thu thập trong giai đoạn 1950-2016.

Đáng chú ý nhất là sự xuất hiện tại vụ bê bối thuế má lần này là Bộ trưởng Thương mại Mỹ Wilbur Ross.

Ông Wilbur Ross đã có 35% cổ phần trong Tập đoàn Navigator Holdings, - công ty hàng hải có liên hệ với con rể Tổng thống Nga Vladimir Putin, được đăng ký ở quần đảo Marshall.

Vấn đề là, như đài NBC News chỉ ra, ông Ross không đề cập mối quan hệ nói trên tại phiên điều trần xác nhận ông ngồi vào vị trí bộ trưởng thương mại Mỹ trước đây.

Huy Vũ

Nguồn Đất Việt: http://baodatviet.vn/the-gioi/tin-tuc-24h/my-mua-khi-hoa-long-nga-ban-lai-cho-chau-au-3346687/