Mỹ mất gần 30 năm mới chiếm được Guam từ tay Nhật

Thật vậy, đến tận mãi năm 1972 người Mỹ mới hoàn toàn kiểm soát được Guam từ tay người lính Nhật cuối cùng trên hòn đảo này.

Diễn ra từ ngày 21/7 tới ngày 8/8/1944, trận Guam trong Chiến tranh Thế giới thứ hai là trận đánh cuối cùng của Thủy quân Lục chiến Mỹ để chiếm quyền kiểm soát hoàn toàn quần đảo Mariana, nhằm tạo bàn đạp cho lực lượng Không quân Mỹ ném bom thẳng vào Nhật. Nguồn ảnh: Wiki.

Đáng lẽ ra trận đổ bộ lên đảo Saipan (thuộc quần đảo Mariana) được dự tính sẽ bắt đầu vào ngày 15/6 và Trận Guam sẽ bắt đầu sau đó 3 ngày. Tuy nhiên do sự kháng cự quá bền bỉ của Nhật trên đảo Saipan và chiến thuật tấn công cảm tử các các máy bay vào tàu sân bay Mỹ đã khiến trận Guam bị trì hoãn lại tới tận cuối tháng 7 mới có thể bắt đầu. Nguồn ảnh: Wiki.

Đóng vai trò chủ đạo trong trận chiến này là lực lượng Thủy quân Lục chiến Mỹ với quân số hơn 36.000 quân cùng với đó là sự hỗ trợ về mặt hậu cần từ lực lượng Tuần duyên Mỹ. Phía Nhật tham chiến chỉ có khoảng 18.500 lính đang đồn trú trên đảo nhưng lại hoàn toàn không có tiếp tế, chỉ trông chờ vào lượng lương thực, đạn dược thuốc men được dự trữ sẵn trên đảo vốn không nhiều nhặn gì. Nguồn ảnh: Wiki.

Địa hình của đảo Guam rất khó khăn cho việc tấn công, phía Mỹ đã quyết định sẽ tấn công vào khu vực giữa đảo và chia cắt hòn đảo này cũng như lực lượng Nhật đang đóng quân tại đây ra làm đôi để sau đó tiến hành bình định dần. Tấn công vào khu vực trung tâm đảo Guam cũng đồng nghĩa với việc ngay trong những ngày đầu tiên, Quân đội Mỹ sẽ chiếm được sân bay trên đảo. Nguồn ảnh: Wiki.

Phía Nhật chủ trương đánh du kích, không đối đầu trực tiếp với lính Mỹ mà sử dụng các lực lượng đột kích ban đêm với số lượng lớn, áp sát rồi tấn công thẳng vào vị trí của Thủy quân Lục chiến Mỹ. Nguồn ảnh: Wiki.

Việc bị tấn công vào cả ban ngày lẫn ban đêm khiến cho binh lính Mỹ bị căng thẳng thần kinh tột độ. Mặc dù hoàn toàn chiếm ưu thế về hỏa lực và gây thiệt hại lớn cho những đợt tấn công của Nhật, tuy nhiên tinh thần của binh lính Mỹ đã giảm sút nghiêm trọng sau nhiều ngày căng thẳng không dám ngủ vì lo sợ Nhật sẽ tấn công bất ngờ. Nguồn ảnh: Wiki.

Tình hình của phía Nhật cũng không khá khẩm hơn là bao, do bị bao vây chặt, không một chuyến hàng tiếp tế nào bằng đường không và đường biển có thể tiếp cận được tới đảo. Thêm vào đó là thiệt hại ngày càng lớn, và việc mất liên lạc giữa phần phía Bắc và phía Nam của đảo khiến cho quân Nhật hoàn toàn rơi vào thế bị động trong hiệp đồng tác chiến. Nguồn ảnh: Battleo.

Phía Mỹ dù bị tấn công liên tục, chịu thiệt hại lớn nhưng bù lại có hỏa lực hổ trợ vượt trội với hàng trăm tàu chiến xung quanh đảo, thêm vào đó là các đợt thay quân được thực hiện liên tục giúp bù đắp lại sự suy giảm nghiêm trọng về thể lực và sức chiến đấu của các đơn vị đóng quân trên đảo. Nguồn ảnh: Pinterest.

Tới ngày 4/8, sau khi phía Thủy quân Lục chiến Mỹ chiếm được núi Barrigada ở phía Nam đảo Guam, nơi đặt căn cứ tổng chỉ huy của Nhật thì toàn bộ phòng tuyến của Nhật Bản đã chính thức sụp đổ, trận đánh chỉ còn diễn ra lẻ tẻ với những ổ đề kháng của những lính Nhật ngoan cố chưa chịu đầu hàng. Nguồn ảnh: Ibiblo.

Binh lính Mỹ chiến đấu trên đảo Guam, so với những người đồng đội của mình thuộc Lục quân đang chiến đấu ở châu Âu có lẽ là một trời một vực, với Thủy quân Lục chiến Mỹ Mặt trận Thái Bình Dương thường được so sánh với địa ngục trần gian. Nguồn ảnh: WWII.

Hình ảnh thương binh Mỹ được di tản khỏi Guam. Do có lực lượng hậu cần, vận tải rất tốt nên tỉ lệ tử vong của binh lính Mỹ trong trận này là khá thấp. Nguồn ảnh: Life.

Thủy quân Lục chiến Mỹ nằm trong hố cá nhân trên đảo Guam. Nguồn ảnh: Tumblr.

Tổng cộng trong trận chiến này phía Mỹ đã chịu tổn thất 1747 lính tử vong và mất tích, 6053 lính bị thương. Phía Nhật Bản có 18.040 lính thiệt mạng trên tổng số 18.500 lính tham chiến, số còn lại bị bắt làm tù binh. Cả hai Trung tướng của Quân đội Nhật Bản tham gia chỉ huy trận này đều tử trận trong khi chiến đấu. Nguồn ảnh: Ibiblo.

Một số lượng lớn binh lính Nhật đã trốn vào các khu rừng của Guam sau khi thua trận để tranh sự truy quét của Quân đội Mỹ, do không có thông tin liên lạc, những người lính này vẫn tiếp tục chiến tranh du kích, tấn công binh lính Mỹ cho tới tận khi bị bắt giữ, người lính Nhật cuối cùng được tìm thấy trên đảo là Thiếu tá Yokoi Shoichi, vào ngày 24/1/1972 người ta tìm thấy ông trong một hang động, với người lính này, trận chiến trên đảo Guam đã kéo dài tới 28 năm. Nguồn ảnh: Life.

Binh lính Mỹ phải chịu những cơn mưa nhiệt đới cực kỳ khó chịu trên đảo Guam khi tham chiến tại đây vào thời điểm tháng 7-tháng 8, đúng vào mùa mưa ở khu vực Thái Bình Dương. Nguồn ảnh: Life.

Hình ảnh một binh lính Nhật trên đảo đầu hàng lực lượng Thủy quân Lục chiến Mỹ. Giống như mọi trận chiến khác của Mỹ với Nhật trong chiến tranh thế giới thứ hai, số lượng tù binh Nhật đầu hàng là không nhiều, phần lớn những người đầu hàng là thương binh, đã mất hoàn toàn sức kháng cự. Nguồn ảnh: Life.

Tù binh Nhật trên đảo Guam cởi mũ cúi đầu khi nghe Nhật Hoàng đọc tuyên bố đầu hàng vô điều kiện sau khi nước Nhật hứng chịu hai quả bom nguyên tử. Hai quả bom nguyên được ném từ các máy bay B-29 của Mỹ cất cánh từ đảo Tinian, cách Guam chỉ khoảng 60km về phía Bắc. Tinian cùng với Guam và Saipan là 3 hòn đảo lớn nhất trong quần đảo Mariana. Nguồn ảnh: Pinterest.

Tuấn Anh

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: http://kienthuc.net.vn/quan-su/my-mat-gan-30-nam-moi-chiem-duoc-guam-tu-tay-nhat-916927.html