Mỹ lôi đầu đạn hạt nhân cổ ra chạy đua với Nga

Mỹ làm tất cả điều này chỉ để bắt kịp với khả năng phát triển tên lửa tiên tiến của Nga.

Theo Phó Đô đốc Johnny Wolfe, hải quân Mỹ đang phát triển một loại vũ khí siêu âm phóng từ tàu ngầm trong chương trình Prompt Global Strike.

Vũ khí này đang được phát triển trong “Chương trình các hệ thống Chiến lược” của Hải quân Hoa Kỳ (SSP), thường được giao nhiệm vụ phát triển vũ khí hạt nhân.

Phát biểu tại hội nghị chuyên về Tàu ngầm vào đầu tháng này, Wolfe đã giải thích rằng, mục tiêu của Mỹ là tìm và tiêu diệt mục tiêu trong vòng một giờ tại bất kỳ thời điểm nào trên toàn cầu.

Để làm được như vậy, Mỹ cần một vũ khí siêu âm có thể phóng đi được từ bất kỳ nền tảng nào.

Và bởi “bất kỳ” nghĩa là các biến thể của vũ khí mới phải phóng được từ tàu mặt nước cũng như tàu ngầm. Do đó, nhóm phát triển sử dụng yêu cầu nghiêm ngặt nhất đó là tên lửa mơi phải có thể khởi động được dưới nước sau khi phóng ra từ tàu ngầm.

“Nó sẽ dành cho tất cả nền tảng mà họ (quân đội Mỹ) muốn triển khai”, Wolfe nói.

Wolfe cũng thông báo, SSP đã nhận được lệnh phát triển vũ khí hạt nhân chiến thuật để bắt kịp các hệ thống tên lửa tiên tiến mới của Nga đã được Mát-cơ-va công bố.

Tướng Mỹ thừa nhận đang bị Nga bỏ lại trong công nghệ tên lửa

Các vũ khí hạt nhân cấp độ chiến thuật hiệu suất thấp Nga đã có mà cho đến nay chúng ta không có, Wolfe nói. “Chúng ta cần có khả năng phản ứng trực tiếp với Nga”, vẫn lời Wolfe.

Theo vị Phó Đô đốc, SSP sẽ sử dụng lại đầu đạn hạt nhân W76 cũ từ những năm 1970.

Lý do tại sao Washington quyết định dùng lại vũ khí cũ như vậy là bởi Mỹ bị cấm thử vũ khí hạt nhân mới phát triển, và hầu hết các thành phần của W76 đã được thử nghiệm trước lệnh cấm quốc tế.

“Chúng tôi chỉ thử nghiệm mọi thứ mà chúng tôi cần kiểm tra tại điểm này hay cách khác cho chương trình đó (W76), đó là điều khiến chúng tôi tin tưởng rằng khi chúng tôi thực hiện, hệ thống sẽ hoạt động”, Wolfe nói.

“Chúng tôi không cần phải làm một thử nghiệm với điều này, chúng tôi đã có tất cả các mô hình phù hợp từ hoạt động của 76 và 76-1 qua nhiều năm chúng tôi triển khai”.

“Chúng tôi tin tưởng 100% rằng khi chúng tôi đưa chúng ra khỏi đó (kho niêm cất), chúng sẽ hoạt động như thiết kế”, Wolfe nói thêm.

Tuy nhiên, vấn đề với quân đội Mỹ không phải là đầu đạn, mà đó là tên lửa mang. Tên lửa Trident D5 đã không còn được sản xuất, kể cả những tên lửa D5 được kiểm tra định kỳ để xem chúng có đáng tin cậy hay không cũng sẽ sớm hay muộn bị loại biên, Wolfe thừa nhận.

Để giải quyết tình trạng này, SSP sẽ phải phát triển một tên lửa mới, được gọi là Trident D5 LE2 với các thông số kích thước cũ.

Kết quả là, động cơ sẽ phải giữ nguyên như cũ, và những gì các kỹ sư có thể thay đổi chủ yếu là linh kiện điện tử.

“Động cơ, như tôi đã chỉ cho bạn, chúng sẽ giữ nguyên như vậy, đường kính ống là như nhau, chiều cao là như nhau, và có yêu cầu khác. Đó là các thiết bị điện tử, tất cả sẽ là mới”, Wolfe nói với các phóng viên sau bài phát biểu của mình.

Như Ý

Nguồn Đất Việt: http://baodatviet.vn/the-gioi/tin-tuc-24h/my-loi-dau-dan-hat-nhan-co-ra-chay-dua-voi-nga-3369797/