Mỹ lo ngại tên lửa sát thủ diệt 3 chiếc MiG cùng lúc của Iran sẽ tấn công lại mình

Tiêm kích F-14 Iran tiêu diệt ba tiêm kích MiG-23 Iraq chỉ bằng một quả tên lửa Phoenix trong Chiến tranh Vùng Vịnh lần thứ nhất. Hiện nay loại tên lửa này đã được sản xuất nội địa và có thể trở thành mối đe dọa cho máy bay Mỹ.

Trong Chiến tranh Vùng Vịnh lần thứ nhất (1980-1988), vũ khí xương sống của không quân Iran là các tiêm kích F-14 Tomcat do Mỹ cung cấp. Chính dòng chiến đấu cơ này đã giúp Tehran giành lợi thế lớn trước đối thủ láng giềng trong những trận không chiến.

Vũ khí nguy hiểm nhất của F-14Tomcat là tên lửa Phoenix mang đầu đạn còn lớn hơn cả tên lửa phòng không. Đây là tên lửa vốn được thiết kế để tiêu diệt các oanh tạc cơ hạng nặng Tuplolev của Liên Xô bằng đầu đạn nổ có sức công phá cực lớn.

Tên lửa AIM-54 Phoenix được Mỹ phát triển từ thập niên 1960 nhằm đối phó với các oanh tạc cơ tầm xa của Liên Xô. Mẫu tên lửa không đối không tầm xa này là vũ khí chủ lực của tiêm kích F-14, mỗi máy bay có thể mang được 6 quả tên lửa dưới cánh và bụng.

Tên lửa sử dụng nhiều hệ thống dẫn đường và có thể đạt tầm bắn xa nhất nhờ nhận thông tin cập nhật giữa hành trình từ radar AWG-9 trên tiêm kích F-14 khi vọt lên độ cao hành trình 24-30 km ở vận tốc gần Mach 5.

Nhờ độ cao này, tên lửa Phoenix có động năng cực lớn khi lao xuống mục tiêu. Khi cách mục tiêu khoảng 18 km, tên lửa kích hoạt radar của mình để tự dẫn hướng, cho phép nó tiêu diệt mục tiêu ở khoảng cách xa với độ chính xác cao.

Phi công Asadullah Adeli và đồng đội Mohammed Masbough đã bắn vào một trong ba chiếc MiG-23 của Iraq vào năm 1981.

Kết quả thành công có được khi đầu đạn chứa 61 kg thuốc nổ của tên lửa Phoenix mạnh tới mức làm nổ tung chiếc MiG bay giữa và tạo mảnh văng tiêu diệt cả hai tiêm kích bay bên cạnh. Xác của ba chiến đấu cơ Iraq được tìm thấy trên đảo Kharg vào ngày hôm sau.

Với tầm bắn lên tới 190 km, AIM-54 Phoenix trang bị cho tiêm kích F-14 là loại tên lửa không đối không nguy hiểm nhất của không quân Iran hiện nay.

Trong quá khứ, Mỹ đã từng bán tới 79 chiếc tiêm kích hạng nặng F-14 cùng 714 tên lửa tối tân AIM-54 cho Iran. Hiện nay vẫn đang còn tới 40 chiếc F-14 hoạt động, cùng với đó là vài trăm quả AIM-54 vẫn có thể thị uy bất cứ lúc nào.

AIM-54 Phoenix lại vốn do công ty máy bay Hughes và Tập đoàn Raytheon phát triển cho Hải quân Mỹ từ năm 1966.

AIM-54 được phát triển nhằm đối đầu với các máy bay ném bom chiến lược như Tu-16, Tu-22M của Không quân Liên Xô.

AIM-54 được phát triển nhằm đối đầu với các máy bay ném bom chiến lược như Tu-16, Tu-22M của Không quân Liên Xô.

Sở dĩ tên lửa không đối không AIM-54 có tầm bắn khá lớn là nhờ vào việc nó sử dụng hệ thống dẫn đường kép.

Ở giai đoạn đầu sau khi được triển khai tên lửa được dẫn đường bởi hệ thống radar AWG-9 hoặc APG-71 trong phạm vi từ 24-30km và hướng tới mục tiêu ngay cả khi vượt ra khỏi tầm kiểm soát của AWG-9.

Khi chỉ còn cách mục tiêu 18km, AIM-54 sẽ tự động kích hoạt hệ thống radar chủ động để dẫn đường cho tên lửa tấn công mục tiêu.

Phạm vi tối thiểu để tên lửa tham gia tấn công mục tiêu là 3.7km với vận tốc hành trình bay có thể đạt tới hơn 5.000km/h hoàn toàn đủ khá năng đánh chặn mọi mục tiêu bay trên không.

AIM-54 được thiết kế với kiểu cánh khác biệt với tên lửa hiện nay, trên thân được bố trí đến 4 cánh tứ giác kéo dài nửa thân về đuôi.

Đuôi được bố trí 4 cánh lái hình chữ nhật. Chiều dài cơ sở của tên lửa là 4m, nặng tới 470kg và nó được trang bị một đầu đạn nổ cực mạnh nặng 61kg.

AIM-54 là một loại tên lửa không đối không rất lớn với đường kính đến 380mm, dài 4m

Tên lửa này được trang bị động cơ đẩy rocket nhiên liệu rắn cho tầm bay tối đa đến 190km.

AIM có độ cao đánh chặn tối đa từ 24-30km, tốc độ bay Mach 5 đủ bắt kịp mọi loại chiến đấu cơ trên thế giới.

Radar kiểm soát hỏa lực AWG-9 trên F-14 Tomcat cho phép phóng gần như cùng lúc 6 tên lửa AIM-54 trang bị đầu tự dẫn radar bán chủ động hoặc chủ động về phía mục tiêu

Hiện nay, trên thế giới chỉ còn duy nhất Iran sở hữu AIM-54, trong khi Hải quân Mỹ đã loại biên năm 2006 cùng tiêm kích F-14.

Chuẩn tướng Amir Hatami của Iran từng cho biết, nước này bắt đầu sản xuất loạt Fakour-90 - dòng tên lửa không đối không mạnh hơn Phoenix của Mỹ

Không khó để nhận ra rằng Fakour-90 gần như giống hệt với AIM-54. Giới chuyên gia nhận định, Iran - một bậc thầy dịch mã ngược (sao chép), họ đã từng copy thành công F-5E của Mỹ, vì vậy Fakour-90 thực ra là bản sao chép tên lửa của Mỹ. Với việc sản xuất thành công phiên bản nội địa của tên lửa AIM-54, Iran cho thấy sức mạnh tấn công của họ vẫn rất đáng sợ. Chúng có thể khiến chiến đấu cơ Mỹ bị "đo đất" nếu đối đầu.

Việt Hùng

Nguồn ANTĐ: https://anninhthudo.vn/anh-my-lo-ngai-ten-lua-sat-thu-diet-3-chiec-mig-cung-luc-cua-iran-se-tan-cong-lai-minh-post454635.antd