Mỹ lo Nga trở lại Cuba: Nghiêng lệch cán cân quyền lực

Đáp trả việc chính quyền Mỹ rút khỏi Hiệp ước INF, Nga sẽ tăng cường hợp tác với Cuba và có thể họ sẽ xây dựng căn cứ quân sự ở Cuba.

Phương Tây đã cảnh báo rằng, Nga có thể sẽ quay trở lại căn cứ quân sự của họ ở Cuba, thông tin này được tờ báo The Daily Star trích dẫn kết quả nghiên cứu của tổ chức Quỹ Jamestown cho biết. Tờ báo này cho rằng, đây là một trong những phản ứng của Nga sau khi phía Mỹ tuyên bố rút khỏi Hiệp ước INF.

Quân đội Nga có thể hiện diện ở Cuba.

Quân đội Nga có thể hiện diện ở Cuba.

Việc Moscow mở rộng ảnh hưởng quân sự trong khu vực này đặc biệt đáng báo động, bởi vì khủng hoảng ở Caribbean năm 1962 đã xảy ra ở khu vực này, khi Liên Xô đã dự định mang vũ khí hạt nhân đến Hòn Đảo Tự do.

Trước đó khi chuyến thăm Moscow gần đây của Chủ tịch Hội đồng Nhà nước Cuba, Miguel Díaz-Kanel diễn ra đã khiến chính quyền Mỹ không thể không quan tâm. Nội dung cuộc gặp không được công bố nhưng chắc chắc người Mỹ rất lo lắng sau khi phương tiện truyền thông Mỹ đồng loại đưa tin về việc có thể xuất hiện cuộc khủng hoảng Caribbean mới.

Nguồn tin này cũng cho biết rằng, Moscow đã lên kế hoạch xây dựng một trung tâm vô tuyến điện tử ở Lourder nhằm mục đích quan sát, theo dõi các hoát động của Hoa Kỳ. Ngoài ra họ cũng lên kế hoạch xây dựng cơ sở hạ tầng cho căn cứ quân sự.

Trước đó, Nga và Cuba cũng đã tuyên bố sẽ tăng cường hợp tác trên mọi lĩnh vực, đặc biệt là dự án khôi phục cơ sở hạ tầng đường sắt. Dự thảo hợp tác đã được Nội các phê duyệt. Theo đó thỏa thuận hợp tác giữa hai nước sẽ có giá trị trong 10 năm tới, cụ thể tới ngày 31/12/2028. Trong tương lai thỏa thuận này có thể được mở rộng nếu hai bên đều đồng ý.

Việc thực hiện dự án nâng cấp đường sắt ở Cuba sẽ do hai công ty đường sắt Cuba Railways và Russian Railways International đảm nhiệm. Nguồn kinh phí sẽ được lấy từ nhiều nguồn khác nhau nhưng chưa tiết lộ cụ thể.

Liên quan đến việc Nga xây dựng các căn cứ quân sự ở Cuba, chuyên gia quân sự Mỹ cho rằng, động thái này của Nga không làm gia tăng đáng kể khả năng của Nga ở vùng biển Caribbean, tuy nhiên nó sẽ làm thay đổi nghiêm trọng cán cân quyền lực. Vì vậy hành động của Nga chắc chắn sẽ bị người Mỹ lên án và sẵn sàng đáp trả.

Chuyên gia Mỹ nói thêm rằng, căn cứ quân sự của Nga ở Cuba sẽ trở thành nguyên nhân dẫn tới cuộc xung đột địa chính trịnh mới.

Cuộc khủng hoảng ở Caribbean năm 1962

Khu vực Mỹ Latinh là khu vực từ lâu Mỹ vẫn coi là sân sau của mình và lẽ dĩ nhiên Mỹ không dễ dàng bỏ qua nó. Mỹ đã dùng chủ nghĩa thực dân mới để can thiệp và giữ Mỹ Latinh nằm trong vòng kiểm soát của mình. Nhưng cuộc cách mạng Cuba nổ ra và giành thắng lợi năm 1959 đã phá vỡ tất cả, nó như một tia sáng bùng phát ở khu vực này.

Khi Cuba tuyên bố đi theo con đườ̀ng Xã hội chủ nghĩa, điều đó đã thách thức Mỹ và Mỹ đã tiến hành hàng loạt các biện pháp chống phá chính quyền Castro.

Liên Xô muốn giúp Cuba đồng thời cũng là thực hiện mong muốn của mình từ lâu đó là đối phó với hệ thống tên lửa của Mỹ ở Thổ Nhĩ Kỳ. Cuối cùng họ đã quyết định đưa hệ thống tên lửa vào Cuba. Điều này đã dẫn đến cuộc khủng hoảng tên lửa Cuba năm 1962 hay còn được gọi là cuộc khủng hoảng tháng Mười.

Cuộc khủng hoảng này là một sự kiện kịch tính và có tầm quan trọng đặc biệt trong cuộc đối đầu Xô – Mỹ thời kì Chiến tranh lạnh. Nó đã đẩy hai bên tới bên bờ của một cuộc chiến tranh hạt nhân nhưng cuối cùng lãnh đạo hai nướ́c đã giải quyết cuộc khủng hoảng một cách hòa bình.

Chính vì vậy tình hình hiện nay thu hút sự quan tâm đặc biệt của truyền thông Mỹ cũng như các chuyên gia quân sự.

Nguyễn Giang

Nguồn Đất Việt: http://baodatviet.vn/the-gioi/quan-he-quoc-te/my-lo-nga-tro-lai-cuba-nghieng-lech-can-can-quyen-luc-3369519/