Mỹ 'lách' thỏa thuận quốc tế để đẩy mạnh xuất khẩu máy bay không người lái

Chính quyền của Tổng thống Mỹ Donald Trump đang có kế hoạch điều chỉnh lại thỏa thuận vũ khí thời Chiến tranh Lạnh giữa 35 quốc gia có tên 'Chế độ kiểm soát công nghệ tên lửa' (MTCR) với mục tiêu 'cởi trói' để các nhà thầu quốc phòng Mỹ bán được nhiều máy bay không người lái hơn.

 Diễn giải lại MTCR là điều mà chính quyền Mỹ đang tính đến trong quá trình xem xét lại một loạt quy định về xuất khẩu vũ khí sau khi đã rút khỏi các hiệp ước kiểm soát vũ khí quốc tế bao gồm Hiệp ước Lực lượng hạt nhân tầm trung và Hiệp ước Bầu trời mở.

Diễn giải lại MTCR là điều mà chính quyền Mỹ đang tính đến trong quá trình xem xét lại một loạt quy định về xuất khẩu vũ khí sau khi đã rút khỏi các hiệp ước kiểm soát vũ khí quốc tế bao gồm Hiệp ước Lực lượng hạt nhân tầm trung và Hiệp ước Bầu trời mở.

“Chế độ kiểm soát công nghệ tên lửa” ban đầu được Mỹ, Canada, Pháp, Đức, Ý, Nhật Bản và Anh ký năm 1987, tập trung vào việc ngăn chặn phổ biến vũ khí hủy diệt. Thỏa thuận không có tính ràng buộc về nghĩa vụ pháp lý này từng giúp ngăn các chương trình tên lửa ở các quốc gia như Ai Cập, Argentina và Iraq.

Chính quyền của Tổng thống Donald Trump xem xét thay đổi chính sách của MTCR từ năm 2017, nhưng đã bị trì hoãn nhiều lần vì vấp phải sự phản đối ở cả trong và ngoài nước

Tháng 5-2020, các cơ quan chức năng của Mỹ bao gồm Bộ Thương mại, Năng lượng, Tư pháp và An ninh Nội địa đã đồng ý thay đổi thỏa thuận. Bộ Ngoại giao Mỹ dự kiến sẽ phê duyệt việc bán máy bay không người lái đầu tiên theo hướng diễn giải mới ngay trong mùa hè này

Những thay đổi này được lên kế hoạch để Hội đồng An ninh Quốc gia xem xét tại cuộc họp ngày 16-6. Hội đồng dự kiến sẽ ủng hộ việc thay đổi chính sách

Kế hoạch của Mỹ là thay đổi chính sách với máy bay không người lái bay dưới 800 km/h, bao gồm cả loại Reaper được sử dụng trong vụ không kích ám sát tướng Iran Qassem Soleimani hồi đầu năm và chiếc Global Hawks do Northrop Grumman sản xuất, không được trang bị vũ khí và thường được sử dụng để giám sát.

MTCR hiện phân loại các máy bay không người lái đó thành tên lửa hành trình và do đó bị hạn chế xuất khẩu. Với Mỹ, họ sẽ phân loại các máy bay không người lái này ở cấp thấp hơn, nằm ngoài phạm vi quyền hạn của MTCR.

Cho đến nay, chỉ có Anh, Pháp và Australia được phép mua máy bay không người lái lớn có vũ trang từ các nhà sản xuất Hoa Kỳ, theo dữ liệu tại Trung tâm Nghiên cứu Máy bay không người lái tại Đại học Bard ở bang New York.

Trong khi đó, Jordan, Romania, Saudi Arabia và UAE tỏ ý sẵn sàng là những khách hàng đầu tiên khi chính sách của Mỹ thay đổi. Các quan chức Mỹ cho biết, bất kỳ quốc gia nào mà quân đội Mỹ đang vận hành máy bay không người lái trong cuộc chiến chống khủng bố, như Kuwait, có thể là một khách hàng tiềm năng

Các nhà thầu quốc phòng của Mỹ như General Atomics Aeronautical Systems Inc và tập đoàn Northrop Grumman đang phải đối mặt với sự cạnh tranh ngày càng tăng, đặc biệt là từ các đối thủ Trung Quốc và Israel, vốn không tham gia MTCR.

Trong khi Teal Group, một công ty nghiên cứu thị trường, dự báo doanh số, nghiên cứu và phát triển máy bay không người lái trên toàn cầu sẽ tăng từ 15,8 tỷ USD vào năm 2020 lên gần 20 tỷ USD vào năm 2029.

Bà Heidi Grant, Giám đốc Cơ quan Quản lý An ninh Công nghệ Quốc phòng của Lầu Năm góc cho biết, quân đội Mỹ rất muốn thấy máy bay không người lái của Mỹ đến với nhiều quốc gia hơn để giúp củng cố quân đội đồng minh và thay thế doanh số thiết bị của các quốc gia khác.

Máy bay không người lái sẽ giúp các đồng minh của Mỹ chống khủng bố, thiết lập quyền kiểm soát biên giới và ngăn chặn các mối đe dọa trước khi có thể tới được nước Mỹ

Theo quan chức của Lầu Năm góc, việc mở rộng giao dịch cũng giúp Mỹ tăng cường hợp tác với các đồng minh khi họ sử dụng cùng một thiết bị và tăng tốc việc thay thế hoặc sửa chữa máy bay không người lái trong chiến đấu.

Tuy vậy, ông Rachel Stohl, chuyên gia tại Trung tâm Stimson ở Washington, viện chính sách về an ninh chống phổ biến vũ khí nhận định: “Giao dịch máy bay không người lái có vũ trang gia tăng có thể làm tăng xung đột toàn cầu”.

Hải Yến (Theo Reuters)

Nguồn ANTĐ: http://anninhthudo.vn/the-gioi/my-lach-thoa-thuan-quoc-te-de-day-manh-xuat-khau-may-bay-khong-nguoi-lai/857245.antd