Mỹ không có loại tên lửa nào đấu lại Iskander của Nga?

Không phải đợi khi rút khỏi Hiệp ước Lực lượng hạt nhân tầm trung INF thì Mỹ mới phát triển loại tên lửa có tầm bắn trên 500 km; trong suốt thập kỷ qua, quân đội Mỹ đã tìm kiếm dòng tên lửa đạn đạo chiến thuật có khả năng đối trọng với tổ hợp tên lửa Iskander của Nga.

Dù là vũ khí cấp chiến thuật, nhưng các tổ hợp tên lửa đạn đạo Iskander luôn làm giới chức Mỹ đau đầu tìm phương án đối phó; nhất là khi nó được triển khai tại vùng lãnh thổ Kaliningrad, bao quát gần như toàn bộ căn cứ quân sự Mỹ tại châu Âu. Ảnh: Tên lửa đạn đạo Iskander - Nguồn: Wikipedia.

Điều này đang dần thay đổi với chương trình Tên lửa tấn công chính xác tiên tiến – PrSM. Dòng tên lửa chiến thuật mới có ưu thế vượt trội so với thế hệ tên lửa ATACMS (Hệ thống tên lửa cấp chiến thuật lục quân) hiện tại của Lục quân Mỹ, với khả năng tấn công chính xác cao với cả các mục tiêu cơ động. Ảnh: Thử tên lửa PrSM của Lockheed Martin. Nguồn: Sina

Lầu Năm Góc công bố chương trình phát triển PrSM từ năm 2016. Tham gia gói thầu này là một các nhà thầu quân sự danh tiếng của Mỹ Lockheed Martin và Raytheon. Khi không còn bị giới hạn bởi INF, Mỹ kỳ vọng tên lửa PrSM có tầm bắn tới 800km và có nhiều tính năng chiến đấu mới, giúp mở rộng khả năng hỏa lực. Ảnh: Tên lửa PrSM – Nguồn: Sina

Về cơ bản, PrSM là sự kết hợp giữa đạn tên lửa mới và khung gầm xe chuyên chở cũ. Tên lửa PrSM vẫn sử dụng khung gầm pháo phản lực M270, M142 và có kích thước tổng thể nhỏ hơn để tăng số lượng tên lửa đặt trên giá phóng (4 tên lửa mỗi bệ). Ảnh: Tên lửa PRSM có thể phóng bằng hệ thống HIMARS M142. Nguồn: Sina.

Các thử nghiệm của PrSM đầu tiên được tiến hành trong năm 2019 với các vụ phóng thử vào tháng 10 cùng năm. Nguyên mẫu tên lửa PrSM trong các vụ phóng thử nghiệm đã đạt tầm xa 240km và được xác nhận có thể đạt tầm trên 500km trong các vụ phóng thử trong tương lai gần. Ảnh: Đạn tên lửa PrSM – Nguồn: Sina

Trong khi Lockheed Martin đạt được những thành công đáng kể, thì nguyên mẫu Raytheon lại không đạt được kết quả như mong muốn với hàng loạt vấn đề kỹ thuật phát sinh. Chính vì vấn đề này, cuối tháng 3/2020, Lầu Năm Góc đã quyết định loại Raytheon khỏi chương trình phát triển PrSM. Ảnh: Đạn tên lửa PrSM trong ống phóng – Nguồn: Sina

Dù vẫn đang ở giai đoạn nguyên mẫu, nhưng những tính năng cơ bản của thế hệ tên lửa PrSM đã được xác định. Tên lửa sử dụng nhiên liệu rắn, cơ cấu cánh lái gấp gọn trong thân và kích thước tổng thể tương đương ATACMS để phù hợp với phương tiện chuyên chở cũ. Ảnh: Hệ thống tên lửa ATACMS – Nguồn: Sina

Điểm khác biệt của PrSM chính là các tầng đẩy bổ sung có thể được thêm vào kết cấu thân đạn, để tăng tầm bắn mà không làm thay đổi kích thước tên lửa. Nó có thể mang theo đầu đạn đơn nặng 227kg hoặc đầu đạn chùm tùy theo nhiệm vụ chiến đấu. Ảnh: Bắn thử tên lửa PrSM – Nguồn: Sina

Điểm mạnh của tên lửa PrSM là hệ thống dò tìm mục tiêu kép kết hợp giữa quán tính, sóng radar và ảnh nhiệt để tấn công chính xác mục tiêu kể cả khi chúng đang cơ động ở vận tốc cao. Với tiến độ hiện tại, các đơn vị tên lửa PrSM đầu tiên sẽ biên chế cho quân đội Mỹ vào năm 2023. Ảnh: Bắn thử tên lửa PrSM – Nguồn: Sina

Với các tính năng được công bố, PrSM sẽ là xương sống của lực lượng pháo binh – tên lửa của Lục quân, Thủy quân lục chiến Mỹ trong tương lai và là đối trọng xứng đáng với tổ hợp tên lửa Iskander của Nga. Ảnh: Xe phóng tên lửa PrSM – Nguồn: Sina

Nhờ các tính năng ưu việt, giới chuyên gia nhận định, PrSM không chỉ đáp ứng nhu cầu của quân đội Mỹ, mà còn là các gói nâng cấp và chuyển đổi của quân đội các nước đang sử dụng các dòng pháo phản lực M270, M142 do Mỹ phát triển. Tên lửa PRSM có thể phóng bằng hệ thống HIMARS M142. Nguồn: Sina.

Theo nhà thầu Lockheed Martin, tên lửa PrSM đáp ứng khả năng tấn công các mục tiêu ở khoảng cách từ 60 tới 500km ở phiên bản tiêu chuẩn và có thể tăng tầm với các biến thể đạn tên lửa khác nhau. Ảnh: Các loại tên lửa PrSM có tầm bắn khác nhau - Nguồn: Wikipedia.

Với khả năng tấn công chính xác cao, giúp PrSM tung các đòn tấn công hiệu quả vào các mục tiêu nằm sâu trong hậu tuyến đối phương như kho tàng, sở chỉ huy và các khí tài giá trị cao khác… Ảnh: Bắn thử tên lửa PrSM – Nguồn: Sina

Đây là yếu tố giúp PrSM tăng sức hút trên thị trường vũ khí quốc tế trước các đối thủ tên lửa chiến thuật từ Nga và Trung Quốc. Khi so sánh với tổ hợp Iskander của Nga, thông số kỹ thuật của PrSM đều không hề thua kém. Ảnh: Tên lửa Iskander - Nguồn: Wikipedia.

Dù PrSM là thiếu phiên bản tên lửa hành trình có khả năng tấn công tầm xa tới 2.500km, tương tự như Iskander, nhưng vấn đề này có thể được bù đắp bởi các loại tên lửa tiến công đường không hay từ tàu chiến của Hải quân Mỹ. Ảnh: Tên lửa Tomahawk của Mỹ - Nguồn: Wikipedia.

Video Tên lửa đạn đạo chiến thuật Iskander của Nga - Nguồn: QPVN

Tiến Minh

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/quan-su/my-khong-co-loai-ten-lua-nao-dau-lai-iskander-cua-nga-1438267.html