Mỹ khoe F-35, chê Su-57 khi tụt hậu 40 năm với Nga

Chuyên gia quân sự Phương Tây Andrey Raevski về các vũ khí và chiến thuật mới

Xin được giới thiệu cùng bạn đọc bài viết với tiêu đề và phụ đề trên của chuyên gia quân sự Phương Tây Andery Raevski đăng trên “Svobodnaia Pressa” (Nga) ngày 12/10/2019. Nhưng trước hết, xin có mấy dòng rất ngắn về ông:

Sinh tại Zurich (Thụy Sĩ). Cha là người Hà Lan, mẹ người Nga. Ông từng là chuyên gia phân tích làm việc trong Bộ Quốc phòng Thụy Sĩ và các cơ quan nghiên cứu của Liên Hợp Quốc. Lĩnh vực nghiên cứu chuyên sâu- các quốc gia hậu Xô Viết. Hiện đang sống tại Florida (Mỹ).

Sinh tại Zurich (Thụy Sĩ). Cha là người Hà Lan, mẹ người Nga. Ông từng là chuyên gia phân tích làm việc trong Bộ Quốc phòng Thụy Sĩ và các cơ quan nghiên cứu của Liên Hợp Quốc. Lĩnh vực nghiên cứu chuyên sâu- các quốc gia hậu Xô Viết. Hiện đang sống tại Florida (Mỹ).

Sau đây là bài viết trên của Andrey Raevski:

Máy bay tiêm kích đa năng thế hệ năm Su-57 của Nga (Ảnh: Xergey Bobylev /ТАSS)

Đòn tấn công mới đây bằng các máy bay không người lái (UAV) và tên lửa của Quân Houthi nhằm vào các cơ sở dầu mỏ của A rập Saudi đã làm cho toàn thế giới “ngộ” ra cái chân lý mà người Nga đã biết từ lâu: ngay cả các UAV khá nguyên thủy cũng có thể tạo ra những mối đe dọa thực sự.

Các máy bay không người lái hiệ̉n đại càng là mối đe dọa nghiêm trọng đối với bất kỳ một lực lượng vũ trang nào, cho dù người Nga đã nghiên cứu- chế tạo được những phương tiện có hiệu quả (trong đó có cả hiệu quả tính từ góc độ kinh tế, - một tiêu chí cực kỳ quan trọng) để đối phó với các máy bay không người lái.

Thứ nhất: chúng ta hãy xem xét mắt xích rẻ tiền nhất: các drone (nguyên văn)

Đấy (drone)- là những thiết bị, mà theo lời một chuyên gia quân sự Nga, chỉ cần một bộ vi xử lý khoảng 486 CPU, gần 1 MB RAM và một số cảm biến (hiện có giá vô cùng rẻ) để thu tín hiệu từ GPS của Mỹ, GLONASS của Nga hoặc từ cả hai (được gọi là "GNSS").

Trên thực tế, những kẻ “khủng bố tử tế” (nguyên văn) tại Syria được tài trợ, hỗ trợ và huấn luyện bởi “Trục Cái Thiện” (tức gồm các nước Mỹ /Ả Rập Xê-út/ Israel) đã nhiều năm liền sử dụng hàng bầy máy bay không người lái như vậy để tấn công căn cứ quân sự Nga ở Khmeimim.

Theo lời một sỹ quan chỉ huy đơn vị phòng không (Nga) tại Khmeimim, các máy bay không người lái mới chỉ bị phòng không Nga bắn hạ hoặc loại khỏi vòng chiến đấu từ hai năm trở lại đây. Rõ ràng, người Nga biết một điều gì đó mà “Trục Cái Thiện” nói trên không biết.

Vấn đề lớn nhất: không nên sử dụng các hệ thống tên lửa để bắn hạ các drone

Một số “chuyên gia” tự xưng tự đặt câu hỏi cho mình là tại sao tổ hợp tên lửa “Patriot” lại không bắn hạ được các máy bay không người lái của các chiến binh Houthi. Những “chuyên gia bàn phím” nói trên đã đặt ra một câu hỏi sai ngay từ đầu, vì tên lửa hoàn toàn không hiệu quả trước các máy bay không người lái tấn công.

Và, ở đây và lần này, đấy không phải là do tổ hợp phòng thủ chống tên lửa (đánh chặn) “Patriot” có hiệu quả tác chiến thấp. Mà ngay cả những tổ hợp S-400 của Nga cũng không rất không thích hợp nếu đem sử dụng để bắn hạ từng máy bay không người lái riêng rẽ hoặc cả một “bầy” máy bay không người lái. Tại sao ư? Tại vì các đặc điểm sau của máy bay không người lái:

1. Chúng (các máy bay không người lái) thường rất nhỏ, diện tích phản xạ radar hiệu dụng cũng nhỏ, cực kỳ nhẹ và được chế tạo từ các vật liệu phản xạ các tín hiệu radar ở mức tối thiểu;

2. chúng rất chậm chạp, nhưng không vì thế mà dễ bị bắn hạ, trái lại, vì bay chậm nên chúng rất khó bị bắn hạ, một phần bởi vì đại đa số các radar được thiết kế là để bám và tiêu diệt các mục tiêu tốc độ rất cao (như máy bay, tên lửa đạn đạo, v.v.);

3. chúng có thể bay cực thấp, và như vậy chúng có khả năng “lẩn trốn”; thậm chí còn bay thấp hơn cả những tên lửa có cánh bay bám bề mặt địa hinh;

3. chúng cực kỳ rẻ, vì vậy, việc sử dụng các quả tên lửa trị giá vài triệu đô la mỗi quả để bắn hạ những máy bay không người lái có giá chỉ từ 10 đến 20 đô la (hoặc cứ cho là 30.000 đô la cho hạng “cao cấp” nhất đi) là hoàn toàn vô nghĩa;

4. chúng có thể tiếp cận mục tiêu theo bầy với số lượng rất lớn, lớn hơn rất nhiều số lượng tên lửa mà một đại đội tên lửa phòng không có thể phóng.

Từ những điều đã nói ở trên, đã có thể thấy rõ ràng ngay là nên “xử lý” các máy bay không người lái như thế nào: hoặc là bằng các súng pháo phòng không, hoặc là bằng các hệ thống tác chiến điện tử.

Về mặt lý thuyết, cũng có thể sử dụng laser để tiêu diệt chúng, nhưng như thế sẽ cần rất nhiều năng lượng, chính vì vậy mà sử dụng laser tiêu diệt các máy bay không người lái giá rẻ như bèo là phương án có thể, nhưng không phải là phương án tối ưu.

Và có một thực tế rất rõ ràng nữa là người Nga đã có cả hai (súng pháo phòng không và các phương tiện tác chiến điện tử-ND)- vì thế nên họ (người Nga) mới thành công ở Khmeimim.

Một trong những phương tiện lý tưởng để đối phó với máy bay không người lái- đó sẽ là các tổ hợp "Pantsir" đáng sợ, - nó tích hợp trong bản thân nó cả chế độ (radar) phát hiện và bám đa kênh (quang- điện tử, radar, hồng ngoại, mắt thường, các kênh dữ liệu từ bên ngoài , v.v.) và pháo (phòng không) cực mạnh.

Vẫn chưa hết, “Pantisr” còn có thứ còn tốt hơn nữa, - nó có các tên lửa tầm trung mạnh có thể tấn công tiêu diệt những mục tiêu (phương tiện) đang làm nhiệm vụ hỗ trợ các đợt tấn công của máy bay không người lái.

Một hệ thống khác, cũng không kém phần đáng sợ có thể đối phó rất hiệu quả với các máy bay không người lái- đó là các hệ thống tác chiến điện tử khác nhau mà Nga đã triển khai tại Syria.

Tại sao chúng rất hiệu quả như vậy?

Chúng ta hãy xem xét những điểm yếu của các drone

Thứ nhất, máy bay không người lái được điều khiển từ xa hoặc được lắp hệ thống dẫn đường. Rõ ràng một điều là, cũng giống như bất kỳ tín hiệu nào khác, tín hiệu điều khiển từ xa có thể bị chặn (chế áp), và vì các thiết bị chặn tín hiệu thường ở gần mục tiêu hơn so với trạm điều khiển từ xa, nên chúng sẽ dễ dàng phát ra các tín hiệu mạnh hơn nhiều, vì cường độ tín hiệu giảm theo cái gọi là "Định luật bình phương nghịch đảo".

Và như vậy, nếu xét từ góc độ công suất bức xạ thì ngay cả một tín hiệu mạnh được truyền từ xa đến vẫn có thể “thua” tín hiệu nhỏ hơn, yếu hơn nếu tín hiệu đó (yếu) ở gần máy bay không người lái hơn. Tất nhiên, về mặt lý thuyết, người ta có thể sử dụng tất cả các hình thức kỹ thuật phức tạp nào đó để tránh khả năng này (ví dụ, bằng biện pháp nhảy tần, v.v.), nhưng như thế sẽ làm tăng rất nhanh và rất đáng kể cả trọng lượng lẫn giá cả của máy bay không người lái.

Cũng cần phải lưu ý thêm rằng tín hiệu từ máy bay càng mạnh thì các các thiết bị trên máy bay càng nặng- và dĩ nhiên, các máy bay không người lái càng nặng.

Thứ hai, một số máy bay không người lái sử dụng tín hiệu vệ tinh (GPS / GLONASS) hoặc phương pháp dẫn đường quán tính. Vấn đề № 1: tín hiệu vệ tinh có thể bị “đánh tráo”. Vấn đề № 2: (phương pháp) dẫn đường quán tính hoặc là không chính xác, hoặc là, lại một lần nữa, làm cho máy bay không người lái nặng hơn và đắt tiền hơn.

Một số tên lửa có cánh (hành trình) rất đắt tiền và rất hiện đại sử dụng TERCOM (terrain contour matching – nôm na- bay bám bề mặt địa hình), nhưng nó quá đắt đỏ đối với các máy bay không người lái nhẹ và rẻ tiền.

Còn nhiều công nghệ rất lạ và cũng cực tốn kém khác để dẫn đường cho tên lửa có cánh, nhưng chúng đơn giản là không thể áp dụng được cho những kiểu vũ khí như máy bay không người lái vốn chỉ có lợi thế lớn nhất là công nghệ chế tạo đơn giản và giá thành cực thấp.

Sự thật nằm ở chỗ là ngay cả một người không quá sành công nghệ như bản thân tôi (A. Raevski) cũng có thể chế tạo được máy bay không người lái bằng cách đặt hàng tất cả các linh kiện chi tiết trong một số cửa hàng trực tuyến.

Một máy bay không người lái như vậy sẽ khá hiệu quả trong việc, lấy ví dụ, thả một quả lựu đạn cầm tay hoặc thứ gì khác có thể gây nổ vào trận địa của kẻ thù. Nếu một ai đó có bằng kỹ sư kỹ thuật- họ có thể dễ dàng chế tạo ra những máy bay không người lái kiểu như những máy bay không người lái mà "những kẻ khủng bố tốt bụng " đã sử dụng để chống lại người Nga ở Syria.

Một đất nước rất nghèo và bị tàn phá bởi cuộc chiến diệt chủng như Yemen cũng vẫn có thể rất dễ dàng chế tạo các máy bay không người lái cho các chiến binh Houthi sử dụng, đặc biệt là nếu còn được Iran và Hezbollah hỗ trợ (cả hai, Iran và Hezbollah đã từng thay nhau “điều khiển từ xa” các máy bay không người lái của Mỹ và của Israel).

Và cuối cùng, tôi (A.Raevski) có thể cam đoan chắc chắn với các vị rằng ngay vào cái thời điểm mà chúng ta đang nói đây, tại những quốc gia như CHDCND Triều Tiên, Trung Quốc, Nga, Iran, Iraq, Syria, Yemen, Venezuela, Cuba, v.v., có nhiều nhóm kỹ sư đang miệt mài làm việc, đang tích cực thiết kế các máy bay không người lái siêu rẻ tiền – và cũng chắc chắn rằng đang có nhiều nhóm các nhà phân tích quân sự căng đầu nghiên cứu phát triển một chiến thuật mới để sử dụng máy bay không người lái trong tác chiến làm sao cho hiệu quả nhất.

Và tôi cho rằng, đang có một cuộc cách mạng đầu tiên (tuy hiện chưa rõ nét lắm cho đến thời điểm hiện tại) trong các hoạt động quân sự nói chung.

Thứ hai: chúng ta hãy xem xét mức cao nhất: các máy bay thế hệ 5 và UAV các thế hệ 5- 6

Mặc dù có ai đó ở Ấn Độ đã từng tuyên bố (vì lý do chính trị và để phục vụ lợi ích của Mỹ) rằng Su-57 không phải là máy bay thế hệ năm (với lý do là những chiếc Su-57 đầu tiên chỉ được lắp động cơ thế hệ 4và vì diện tích phản xạ radar hiệu dụng của Su-57 tệ hơn F-22), thì vào lúc này, cả ở Nga và ở Trung Quốc, người ta đang tranh luận là liệu Su-57 có thực sự là máy bay thế hệ 5 hay trên thực tế đã là thế hệ 5+, hay thậm chí đã là thế hệ 6.

Tại sao lại như vậy?

Trước hết, nội dung cốt lõi của những lời đồn đại lan từ Phòng Thiết kế “Sukhoi” và từ các tướng lĩnh Nga là: phương án có phi công trên Su-57 (nói cách khác- Su-57 có người lái-ND) quả thực chỉ là “một trong các phương án”. Và điều đó có nghĩa là Su-57 ngay từ đầu đã được thiết kế để có thể hoạt động mà không cần tới phi công.

Cá nhân tôi (A.Raevski) tin rằng Su-57 có kết cấu “cực kỳ mô-đun”, tuy cho đến thời điểm hiện tại vẫn cần phi công- con người, và rằng lô S-57 đầu tiên này chắc chắn không phải là lô duy nhất, và rằng sẽ có phương án “loại” phi công- con người khỏi Su-57, những phi công- con người đó sẽ được thay thế bằng một số các các hệ thống hiện đại hóa- hoàn thiện, và rằng trong tương lai, người Nga sẽ triển khai những chiếc Su-57 không người lái.

Những câu chuyện bàn tán về máy bay thế hệ thứ 3, thứ 4, thứ 5 và bây giờ thậm chí là thế hệ thứ 6, theo cách nghĩ của tôi, là rất không chính xác. Chính vì thế nên tôi cho rằng nên tránh các tiêu chí này và không hề thấy có bất cứ lý do gì để tập trung sự chú ý vào chúng. Vấn đề quan trọng là ở chỗ những hệ thống vũ khí có thể làm được gì, chứ không phải là cách chúng ta phân loại chúng như thế nào (đặc biệt là đối với một bài viết không mang nhiều tính kỹ thuật như bài này).

Mặc dù vậy, người Nga lần đầu tiên đã cho chúng ta thấy chính những cái sau đây:

Ở đây các vị sẽ thấy:

Su-57 bay cùng với máy bay không người lái tấn công tầm xa mới của Nga: đó là máy bay không người lái tấn công hạng nặng S-70 “Okhotnik” (“Thợ săn”). Và đây là những gì mà Bộ Quốc phòng Nga mới đây thông báo về kiểu máy bay không người lái này:

- Bán kính hoạt động : 6.000 km

- Trần bay: 18.000 m

- Tốc độ tối đa: 1.400 km / h

- Tải trọng tối đa: 6.000 kg

Hơn nữa, các chuyên gia Nga hiện nay đang nói rằng máy bay không người lái này có thể bay một mình, hoặc “bay trong bầy”, hoặc bay cùng với một chiếc Su-57 có người lái. Tôi (A.Raevski) cũng cho rằng rằng trong tương lai, một chiếc Su-57 có khả năng điều khiển một số máy bay không người lái tấn công hạng nặng như vậy.

Lê Hùng- Nguyễn Hoàng (còn tiếp)

Nguồn Đất Việt: http://baodatviet.vn/quoc-phong/vu-khi/my-khoe-f-35-che-su-57-khi-tut-hau-40-nam-voi-nga-3389332/