Mỹ: 'George Floyd chết không phải vì cảnh sát, mà vì...ma túy'

Chính trị gia Paul Roberts bàn về bản chất các 'cuộc biểu tình ôn hòa' ở Mỹ và cách áp đặt chủ nghĩa phân biệt chủng tộc vào tư duy người Mỹ.

Xin giới thiệu bài viết với tiêu đề và phụ đề trên của học giả Mỹ Paul Craig Robert. Bài đăng trên “Svobodnaia Pressa”ngày 21/6/2020 qua bản dịch sang tiếng Nga của tác giả X. Dukhanov .

Paul Craig Robert

Paul Craig Robert

Xin giới thiệu tóm tắt về tác giả Paul Craig Robert: Tiến sỹ kinh tế - nguyên Thứ trưởng Bộ Tài chính Hoa Kỳ thời Tổng thống Ronald Reagan.

Chủ biên Đường lối kinh tế của chính phủ Mỹ từ năm 1981-1989 dưới tên gọi "Reaganomics". Biên tập viên và bình luận viên Tạp chí Phố Wall, tạp chí Businessweek và Hãng thông tấn Scripps Howard News Service.

Từng phụ trách một chuyên mục trên tờ Thời báo Washington; là tác giả của nhiều cuốn sách viết về những vấn đề lớn nhất của thời đại chúng ta.

Sau đây là nội dung bài báo:

Trên ảnh: Biểu tình ở New York. Ảnh: AP/TASS

Không phải cảnh sát giết George Floyd. Theo một báo cáo xét nghiệm độc tính vừa mới công bố, G. Floyd chết vì trong máu anh ta có fentanyl với nồng độ cao gấp ba lần mức gây chết người.

Fentanyl là một loại ma túy nguy hiểm, mạnh hơn heroin tới 50 lần. Bạn có thể đọc và kiểm tra tất cả những điều này trong bài báo: “Có thể George Floyd đã chết vì dùng ma túy quá liều?”. Trong bài báo trên có dẫn các kết quả báo cáo khám nghiệm tử thi.

Xin các vị hãy dành một phút để suy ngẫm về chuyện này. Điều gì sẽ xảy ra với một xã hội khi mà trong xã hội đó sự thật đã không còn một ý nghĩa nào nữa?

Các phương tiện truyền thông Hoa Kỳ, Đảng Dân chủ, những người tự do da trắng cùng những lời thanh minh xin lỗi (người da màu) từ phía những người (da trắng) cánh tả đã “dồn tất cả” cho công cuộc” chống “chủ nghĩa phân biệt chủng tộc da trắng”- đến mức đã vội vàng đưa ra các kết luận theo cách họ muốn và bằng cách đó đã “truyền cảm hứng” cho các cuộc bạo loạn và cướp bóc, hôi của dẫn đến hậu quả là nhiều thành phố Mỹ phải chịu những tổn thất nặng nề về tài sản, một số người đã bị giết, nhiều người bị tàn tật, còn mối quan hệ giữa các chủng tộc đã xấu đi nghiêm trọng.

Các đảng viên Đảng Dân chủ giữ chức thị trưởng và thống đốc bang – đã từ chối thực hiện bổn phận của mình. Cảnh sát và Vệ binh Quốc gia, những người đang cố gắng kiềm chế bạo lực, lại không nhận được sự ủng hộ.

Ngay cả Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân và Bộ trưởng Quốc phòng do chính ông D.Trump bổ nhiệm cũng cam chịu nạn bạo loạn và cướp bóc và bằng cách đó đã phá hoại vị thế của tổng thống, người đang có ý định hành động kiên quyết để dẹp cuộc nổi loạn.

Công việc làm ăn kinh doanh của nhiều người đã bị hủy hoại, nhưng trong phần lớn các trường hợp, các công ty bảo hiểm sẽ không chi trả bồi thường những thiệt hại do bạo loạn gây ra.

Các chính trị gia và các phương tiện truyền thông Mỹ sẽ phải chịu trách nhiệm về những thiệt hại hàng tỷ đô la do "các cuộc biểu tình ôn hòa" gây ra. Những người bị hại chắc chắn sẽ phải khởi kiện tập thể.

Khi các sĩ quan cảnh sát ở bang Minnesota bị cố tình buộc tội giết George Floydra tòa, bồi thẩm đoàn sẽ vì sợ nên phải kết án họ. Câu chuyện này được khắc trên đá, và có quá nhiều nhóm lợi ích mạnh can dự rồi.

Các phương tiện truyền thông đã thực hiện một cuộc điều tra và xét xử (thay cho cơ quan chức năng) chống lại cảnh sát rồi.

Và bồi thẩm đoàn vì sợ nên sẽ không dám đi ngược lại định hướng dư luận đã được tạo ra bởi giới truyền thông và những người tự do da trắng.

Những tác động kiểu này sẽ gây ra những hậu quả thảm khốc đối với tinh thần của của cảnh sát và những cam kết duy trì luật pháp và trật tự của họ. Cảnh sát giờ đã phải lùi bước khi phải đối mặt với những tội ác do người “da màu” thực hiện.

Người da đen đã biết được rằng họ được miễn dịch (không bị trừng phạt) trước những hành vi hung hăng của chính mình.

Đối với bọn tội phạm, các cuộc biểu tình kiểu như thế này là một cơ hội béo bở để kiếm lời. Hãy chờ xem, chắc chắn là sẽ còn nhiều cuộc “biểu tình ôn hòa” hơn nữa.

Những sự lạm dụng cực đoan xảy ra ở Miền Nam nước Mỹ trong giai đoạn Tái thiết * đã đầu độc mối quan hệ giữa người da trắng và người da đen.

Đến năm 1900, khi các chính trị gia miền Nam như James C. Vardaman ** ở Mississippi giành lại được quyền lực từ “các túi tiền” (nhà giàu) và giới quý tộc Miền Man, đã bắt đầu nuôi dưỡng lòng căm thù chủng tộc đối với người da đen.

Những người như James C. Vardamancũng tận dụng quy trình bầu cử để đánh bại các nhà lãnh đạo miền Nam - như Leroy Percy **, một người rất hăng hái hoạt động nhằm xây dựng một sự hòa hợp nhất định trong mối quan hệ giữa các chủng tộc.

Ngày nay, quá trình này đã được đảo ngược. Bây giờ thì chính những người tự do da trắng đồng hành với những người da đen lại đang châm ngòi cho sự căm ghét chủng tộc đối với người da trắng.

Những người tự do da trắng đã dựng nên một câu chuyện giả mạo được hình tượng hóa bằng “Dự án New York Times” 1619 *** với một định đề là nước Mỹ được hình thành trên nền tảng của chủ nghĩa phân biệt chủng tộc da trắng.

Cách nghĩ này giờ đã “ngấm” vào hệ thống giáo dục và trên các phương tiện truyền thông đại chúng. Điều đó có nghĩa là tình trạng chia rẽ giữa người da trắng và người da đen chỉ có thể ngày càng trở nên tồi tệ hơn.

Chính cái chính sách (duy trì) bản sắc- hệ tư tưởng chính thức của Đảng Dân chủ và những người cánh tả Mỹ, đã làm chia rẽ dân chúng Mỹ. Người Mỹ được chia thành các nhóm thù địch nhau dựa trên dấu hiệu chủng tộc, giới tính và sở thích tình dục.

Cả Đảng Dân chủ và những người cánh tả đều đã không còn có thể đại diện cho giai cấp công nhân được nữa- đối với họ, giờ giai cấp này đã trở thành kẻ thù – là những "Trump đáng khinh" rồi.

Bằng cách chia rẽ nhân dân Mỹ, giới tinh hoa cầm quyền đã làm cho họ không còn có thể chống lại mình một cách hiệu quả được nữa. Vì sự mất đoàn kết (của nhân dân) luôn phục vụ cho lợi ích của giới cầm quyền- nên giới cầm quyền họ sẽ cố duy trì trạng thái chia rẽ đó.

Chúng ta sẽ còn phải chứng kiến lòng thù hận chủng tộc hoành hành trong tương lai.

Liệu có thể hy vọng rằng một số nhân vật có trách nhiệm nào đó trong cộng đồng dân chúng da đen tiến lên phía trước một bước và hợp tác với người da trắng để xây dựng một tình bạn giữa các chủng tộc, thứ mà một xã hội đa văn hóa rất cần không?

Bất kỳ một người Mỹ da đen nào nếu cố gắng trở thành một nhà lãnh đạo như vậy sẽ bị truy đuổi ngay (khỏi cộng đồng) như một “Bác Tom” tận tụy “làm tay sai” cho “bọn phân biệt chủng tộc da trắng”.

Cả ở Mỹ và cả ở thế giới Phương Tây, sự thật giờ đã không còn quan trọng nữa.

Những bằng chứng thực tế nhưng không phù hợp với các cảm xúc được đánh thức đều sẽ bị bác bỏ và sẽ bị gán cho là phân biệt chủng tộc hoặc phân biệt giới tính, hoặc là một hình thức tội lỗi nào đó khác nữa.

Nói cách khác, tại nước Mỹ, sự thật đã mất đi sức mạnh của mình. Không thể còn dùng sự thật để đấu tranh với các hệ tư tưởng phá hoại được nữa. Bạn có thể tự mình kiểm tra nhận định này.

Hãy thử cố gắng thuyết phục CNN, New York Times, NPR, một giáo sư tự do da trắng thành viên của Antif nào đó, hay là một người biểu tình da đen rằng George Floyd đã tự giết mình do sử dụng ma túy quá liều xem.

Chắc chắn họ sẽ bác bỏ cái báo cáo về độc tính đó với lý do là bản báo cáo này được bịa ra nhằm bao che cho bạo lực phân biệt chủng tộc của cảnh sát đối với người da đen, và bạn sẽ bị cáo buộc là người ủng hộ chủ nghĩa phân biệt chủng tộc và là đệ tử của hệ tư tưởng về sự ưu việt của người da trắng.

Những cách giải thích về phân biệt chủng tộc của Mỹ hiện nay luôn hướng tới việc kích động lòng hận thù của những người da đen và cảm giác có lỗi của những người da trắng. Và bởi vì sự thù địch của người da đen ngày càng tăng và sự tự tin của người da trắng ngày càng giảm, xã hội sẽ sụp đổ.

Như tôi đã từng viết, Mỹ và toàn bộ thế giới Phương Tây đang sống trong “Trại của các vị Thánh” ****.

Phần chú thích (của tác giả)

* Tái thiết miền Nam – một giai đoạn trong lịch sử nước Mỹ, ngay sau khi Nội chiến kết thúc, từ năm 1865 đến năm 1877, đây là thời kỳ tái hòa nhập các bang Miền Nam của Liên minh miền Nam bị bại trận vào xã hội Mỹ. Đây cùng là thời gian hệ thống nô lệ bị bãi bỏ trên toàn nước Mỹ.

** Leroy Percy (9 tháng 11 năm 1860 - 24 tháng 12 năm 1929) - luật sư, chủ đồn điền, và một chính trị gia Bang Mississippi. Năm 1910, ông được cơ quan lập pháp bang bầu vào Thượng viện Hoa Kỳ và làm việc tại Thượng Viện đến năm 1913.

Thua nhà dân túy James Vardaman trong cuộc bầu cử thượng nghị sỹ toàn quốc đầu tiên Hoa Kỳ tại Mississippi năm 1912 (James Kimble Vardaman, 26 tháng 7 năm 1861 - 25 tháng 6 năm 1930).

J. Vardaman, một người nổi tiếng với biệt danh “Thủ lĩnh DaTrắng Vĩ đại” đã nhận được sự ủng hộ của cử tri nhờ tuyên truyền chủ nghĩa dân túy và sự ưu việt của người da trắng.

*** Dự án 1619 là một dự án đang được thực hiện do báo New York Times khởi xướng vào năm 2019 với mục tiêu: “xem xét lại di sản của chế độ nô lệ tại Hoa Kỳ nhân kỷ niệm 400 năm ngày xuất hiện của người ‘Châu Phi đầu tiên” trên đất Virginia”.

**** “Trại của các Vị Thánh” (tên gọi khác là “Trại của những người được chọn” - The Camp of the Saints – cuốn tiểu thuyết xuất bản năm 1973 của tác giả và nhà nghiên cứu Công giáo Jean Raspail.

Tiểu thuyết này mô tả quá trình diệt vong của nền văn minh Phương Tây do các làn sóng nhập cư của dân chúng từ các nước thế giới thứ ba vào nước Pháp và các nước Phương Tây khác

Lê Hùng- Nguyễn Hoàng (dịch)

Nguồn Đất Việt: http://baodatviet.vn/the-gioi/su-kien/my-george-floyd-chet-khong-phai-vi-canh-sat-ma-vima-tuy-3409184/