'Mỹ ép ông Putin tái sát nhập Crimea'

Ước nguyện của Kiev lại đúng với mưu đồ của Washington nên dễ tạo được sự công hưởng nguy hại đối với chính sách của Moscow....

"Kiev từng có ý định giúp Washington biến Crimea thành nơi Mỹ khai thác"

Ngày 29/11, cựu Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Ukraine dưới thời Tổng thống Viktor Yushchenko, Volodymyr Khandogiy, đã tiết lộ chính quyền Ukraine thời hậu Cách mạng Cam từng có ý định giúp Washington biến Crimea thành thuộc địa của Mỹ.

"Giới lãnh đạo Ukraine đã sẵn sàng cung cấp cho Washington cơ hội triển khai chính quyền thuộc địa của Mỹ tại Crimea trên lãnh thổ Ukraine, dưới cái cớ là sự hiện diện ngoại giao danh dự của Mỹ", ông Khandogiy nói trên đài phát thanh UkrLife.

Ông Khandogiy còn lưu ý rằng chủ đề này được thảo luận tích cực nhất là sau thời điểm năm 2008, khi đó Kiev không được Washington-Brussles trao Kế hoạch hành động - mấu chốt để đưa Ukraine trở thành thành viên của NATO.

Cựu Ngoại trưởng Ukraine Volodymyr Khandogiy

Cựu Ngoại trưởng Ukraine Volodymyr Khandogiy

Ngày 1/4/2008, trước chuyến công du của Tổng thống George W.Bush tới Ukraine, ông Khandogiy đã gặp Ngoại trưởng Mỹ Condoleezza Rice và có thỏa thuận về hợp tác chiến lược Mỹ-Ukraine, trong đó có điều khoản về Mỹ hiện diện ở Crimea.

“Quý vị biết không, khi đó có điều rất thú vị, tôi nhớ như in rằng chúng tôi đã bàn về điểm này trong một thời gian rất dài, mục đích là lập ra đại diện danh dự hay đại diện ngoại giao của Mỹ ở Simferopol, Crimea”, ông Handogiy tiết lộ thêm.

Nhà ngoại giao kỳ cựu của Ukraine còn cho biết : “Tôi và ông Taylor, Đại sứ Mỹ tại Ukraine nhiệm kỳ 2006-2009, hồi đó ông ấy vẫn là đại sứ, cũng đã thảo luận rất kỹ và chi tiết về vấn đề này”.

Khi chuyến thăm của người đứng đầu Nhà Trắng tới Ukraine diễn ra, cuộc hội đàm giữa phái đoàn Mỹ do Tổng thống Bush dẫn đầu và phái đoàn Ukraine Tổng thống Yushchenko dẫn đầu về hợp tác Mỹ-Ukraine diễn ra tại Horodetsky House ở Kiev.

Trong phái đoàn Mỹ khi đó còn có nữ Ngoại trưởng Condoleezza Rice, Chánh văn phòng Nhà Trắng Joshua Bolten, Cố vấn An ninh Quốc gia Stephen Hadley, Phó Chánh văn phòng Nhà Trắng Joe Hagin.

Trợ lý Bộ trưởng Ngoại giao đặc trách Châu Âu và Châu Á Daniel Fried và Trợ lý Tổng thống kiêm Thư ký Raul F. Yanes cũng tham gia các cuộc hội đàm. Kết quả là Thỏa ước hợp tác chiến lược Mỹ-Ukraine đã được ký kết.

Thay mặt chính quyền Ukraine ký thỏa ước là Thứ trưởng thứ nhất Bộ Ngoại giao Valeriy Khandohiy, còn thay mặt chính quyền Mỹ là Trợ lý Bộ trưởng Ngoại giao đặc trách Châu Âu và Châu Á Daniel Fried, theo Unian.

Như vậy, chính quyền Kiev thời hậu Cách mạng Cam đã sẵn sàng rước người Mỹ vào Ukraine và giúp Washington có thể cắm cờ Mỹ ngay trên bán đảo chiến lược Crimea, từ đó đe dọa an ninh đối với nước Nga.

Vấn đề chỉ tạm thời bị gác lại khi Tổng thống Viktor Yanukovych nắm quyền và có lập trường thân Nga. Tuy nhiên, sau khi Yanukovych bị lật đổ thì Anh được cho là có tính đến sự hiện diện dân sự tại Crimea, và kế hoạch triển khai là tháng 12/2014.

Tổng thống Putin quyết tái sát nhập Crimea la do mưu đồ của Mỹ-phương Tây và chính quyền Kiev

Rõ ràng, các chính quyền Ukraine thời hậu Cách mạng Cam và hậu Cách mạng nhân phẩm EuroMaidan đã có ý định tạo điều kiện cho Mỹ và đồng minh khai thác giá trị và ý nghĩa địa chính trị-địa chiến lược của Crimea để tạo mối nguy cho nước Nga.

Tổng thống Putin đi trước Kiev và Mỹ-phương Tây một nước cờ trong ván cờ Ukraine

Thực ra, không phải đến khi diễn ra cuộc Cách mang Cam thì chính quyền Kiev mới "hướng Tây", mà sau khi Liên Xô tan rã, những chính quyền Ukraine đầu tiên thời hậu Xô Viết đã ủng hộ NATO "Đông tiến".

Còn nhớ, ngày 7/12/2001, tại cuộc họp Hội đồng Đối tác Châu Âu-Đại Tây Dương cấp Bộ trưởng Bộ Ngoại giao, 3 tháng sau sự kiện 11/9, Trưởng phái bộ Ukraine tại NATO khi đó chính là Volodymyr Khandogiy đã tham dự và có phát biểu rằng :

"Ukraine ủng hộ mạnh mẽ các quá trình tương tác của cấu trúc an ninh Châu Âu-Đại Tây Dương trên cơ sở củng cố và hợp tác lẫn nhau. Trong quá trình này, Ukraine coi NATO là yếu tố chính của hệ thống an ninh châu Âu...

Ukraine hoan nghênh quá trình mở rộng NATO và đây như là một phần quan trọng của tiến trình hội nhập không chung Châu Âu-Đại Tây Dương, như một dấu hiệu rõ ràng về việc tiếp tục chính sách mở cửa của NATO.

Ukraine xin khẳng tầm quan trọng của NATO và Ukraine sẽ hướng theo chính sách "mở cửa" của NATO với kỳ vọng vào trong tương lai, để tránh hình thành các đường phân chia và phạm vi ảnh hưởng của các thế lực mới".

Tuy nhiên, khát vọng của Kiev không được Washington-Brussles đáp ứng khi nhận ra sự quyết liệt của Tổng thống Putin nên không trao Kế hoạch hành động cho Kiev - lộ trình cho Ukraine bước vào ngôi nhà chung NATO.

Vậy nhưng Kiev vẫn không hề bỏ cuộc. Khi không thể giúp cắm cờ NATO trên biên giới Nga thì chính quyền Kiev quyết giúp Washington cắm cờ Mỹ ngay tại báo đảo chiến lược Crimea, đặt an ninh của nước Nga vào vòng xoáy nguy hiểm.

Ước nguyện của Kiev lại đúng với mưu đồ của Washington nên dễ tạo được sự công hưởng nguy hại đối với chính sách của Moscow, an ninh của nước Nga thời hậu Xô Viết và an toàn cuộc sống của người dân Nga.

Tổng thống Putin đang chiêm nghiệm lại thành quả từ nước đi của mình

Bởi sau khi Liên Xô tan rã, giới hoạch định chiến lược của chính quyền Mỹ đã cho ra đời Học thuyết đa nguyên địa chính trị trong không gian hậu Xô Viết, với chủ trương làm tan rã nước Nga và thực hiện quá trình thực dân hóa không gian hậu Xô Viết.

Washington đã xây dựng Đề án Harvard 1996-2000, mà một trong những mục đích quan trọng nhất được xác định mục qua đề án này là hành động của Mỹ với nước Nga hậu Xô Viết là phải làm tan rã quân đội Nga, theo CNN.

Mà để làm tan rã quân đội Nga thì phải làm suy yếu quân đội Nga và để làm được điều này, ngoài tạo đối trong với Moscow, thì khai thác địa chính trị - địa chiến lược của các thực thể hướng Tây như Ukraine vào việc chống Nga là nhất cử lưỡng tiện.

Chính vì vậy, việc biến bán đảo Crimea thành một thuộc địa của Mỹ là ý tưởng tuyệt vời với Washington và nhất là trong bối cảnh lại được các chính quyền Ukraine thời hậu Xô Viết giúp sức.

Đây được xem là lời cảnh báo nghiêm khắc với sự an nguy của Nga và có lẽ không khó để Tổng thống Putin nhận diện mức độ nguy hại từ những động thái của Kiev và Mỹ-phương Tây, từ đó đưa ra phương án hành động của mình.

Và đây cũng là lý do chính khi Tổng thống Putin tuyên bố với quốc dân đồng bào và thế giới về việc tái sát nhập Crimea vào nước Nga thì ngay lập tức Mỹ-phương Tây lên án hành động của Kremlin, quyết định trừng phạt Moscow, áp cấm vận Nga.

Có thể nhận diện nước cờ của Tổng thống Putin đã đưa ván cờ Ukraine thành ván cờ tàn, khi giá trị và ý nghĩa địa chính trị-địa chiến lược của Ukraine đối với Mỹ-phương Tây đã bị thối thiểu hóa.

Nỗi đau khiến Mỹ-phương Tây không thể nguôi ngoai từ việc "Crimea về với nước Nga" còn là do hiệu ứng các nước cờ của Tổng thống Putin đã làm phá sản nhiều mưu đồ chính trị của phương Tây đối với nước Nga.

Đặc biệt, nhà lãnh đạo Nga còn buộc phương Tây trả giá đắt cho những tác động tiêu cực từ việc Nga tái sát nhập Crimea, khi "Sự kiện Crimea" trở thành một chuyển động chính trị đặc biệt, chứ không chỉ là sự tái hợp hai thực thể sau 60 năm lạc trôi.

Cầu Kerch - một trong những yếu tố quan trọng làm giảm ý nghĩa và giá trị địa chính trị - địa chiến lược của Ukraine với Mỹ-phương Tây

Bởi từ diễn tiến tái sát nhập đến quá trình tái hòa nhập của Crimea vào không gian nước Nga không chỉ ảnh hưởng tới lịch sử và tương lai của nước Nga, mà còn tác động rất mạnh mẽ tới cả dòng chảy của lịch sử thế giới và thế giới đương đại.

Do đó, không có gì khó hiểu khi chính quyền Kiev và Washington cùng các đồng minh của Mỹ vẫn có phản ứng rất quyết liệt với “sự kiện Crimea”, dù thời gian thực thể đặc biệt này về với nước Nga đã hơn 5 năm.

Có thể thấy, trong ván cờ Ukraine thì nước cờ Crimea là một nước đi tuyệt hảo của Putin. Cựu điệp viên KGB đã đi trước đối thủ một nước cờ, mà quan trọng là nước đi của ông lại xuất phát từ chính những mưu đồ của đối phương.

Vì vậy, giới phân tích cho rằng, chính quyền Kiev và Mỹ-phương Tây đã gây sức ép, buộc Tổng thống Putin phải quyết định dứt khoát và nhanh chóng là đón Crimea với với nước Nga để tránh hậu họa cho dân tộc và đất nước.

Ngọc Việt

Nguồn Đất Việt: http://baodatviet.vn/the-gioi/quan-he-quoc-te/my-ep-ong-putin-tai-sat-nhap-crimea-3392546/