Mỹ dùng phát xít Đức làm gián điệp thời Chiến tranh Lạnh

Trong số gần 1.000 gián điệp phát xít Mỹ sử dụng có những người từng là quan chức cấp cao trong Đảng Đức quốc xã. Cựu sĩ quan SS Otto von Bolschwing là người từng viết ra những chính sách khủng bố người Do Thái được CIA thuê do thám châu Âu sau Thế chiến thứ hai.

Theo tài liệu, Cơ quan Tình báo Trung ương (CIA) đã quay sang“cựu thù” Đức quốc xã nhằm tìm sự trợ giúp để đánh bại Liên Xô trong thời Chiến tranh Lạnh.

Trong số gần 1.000 gián điệp phát xít Mỹ sử dụng có những người từng là quan chức cấp cao trong Đảng Đức quốc xã. Cựu sĩ quan SS Otto von Bolschwing là người từng viết ra những chính sách khủng bố người Do Thái được CIA thuê do thám châu Âu sau Thế chiến thứ hai.

Các nguồn tin cho rằng vào khoảng những năm 1950, CIA đã đưa Otto von Bolschwing cùng gia đình tới New York sinh sống như một phần thưởng cho lòng trung thành và sự tận tụy phục vụ của ông ta.

Cựu giám đốc FBI John Edgar Hoover (trái) được cho là đã chấp thuận chủ trương tuyển tội phạm phát xít làm gián điệp phục vụ cho Mỹ. Ảnh: AP

Cựu giám đốc FBI John Edgar Hoover (trái) được cho là đã chấp thuận chủ trương tuyển tội phạm phát xít làm gián điệp phục vụ cho Mỹ. Ảnh: AP

Hay như một người khác từng cộng tác với Đức quốc xã là Aleksandras Lileikis – người có liên quan tới vụ thảm sát hàng chục ngàn người Do Thái ở Litva– cũng được Mỹ thu nhận làm gián điệp hoạt động tại Đông Đức và sau đó được đưa tới Boston. Có bằng chứng cho rằng CIA thậm chí còn cố can thiệp để bảo vệ Aleksandras Lileikis khi ông này bị điều tra về tội ác chiến tranh.

Các tài liệu cho thấy vị giám đốc lâu năm của Cục điều tra Liên bang (FBI) J. Edgar Hoover không những đồng ý thuê các cựu thành viên Đức Quốc xã làm gián điệp mà còn gạt bỏ những hành động tàn bạo mà họ có liên quan đến trong thời kỳ chiến tranh.

Những tiết lộ này được công bố một tuần sau khi cuộc điều tra của hãng tin AP phát hiện chính phủ Mỹ đã chi trả hàng triệu USD lấy từ quỹ An sinh Xã hội cho những kẻ tình nghi là tội phạm chiến tranh của Đức quốc xã sau khi buộc họ rời khỏi nước Mỹ.

Các khoản thanh toán này được thực hiện thông qua một lỗ hổng pháp lý. Bộ Tư pháp Mỹ sau đó tuyên bố số tiền đó được trả cho những cá nhân từ bỏ quyền công dân Mỹ và tự nguyện rời đi.

Theo Hoàng Trang/Báo Tin tức

Nguồn Doanh Nghiệp: http://doanhnghiepvn.vn/kham-pha/my-dung-phat-xit-duc-lam-gian-diep-thoi-chien-tranh-lanh/20200615025116536