Mỹ dùng LRASM cho kịch bản nóng trên Baltic

Không quân Mỹ vừa công bố kế hoạch thực hiện cuộc diễn tập diệt hạm ở tầm xa với tên lửa AGM-158C LRASM trên Biển Baltic với đồng minh NATO.

Cuộc diễn tập được lên kế hoạch sau khi F-15E cùng phiên bản tấn công mục tiêu trên đất liền AGM-158 cũng vừa diệt thành công mục tiêu trong cuộc diễn tập tại Nevada.

Không quân Mỹ cho biết, cuộc thử nghiệm nhằm xác định tính hiệu quả của việc nâng cấp phần cứng và phần mềm, giúp cải thiện khả năng sát thương của F-15E và loại vũ khí mà nó mang theo.

Tên lửa AGM-158C LRASM.

Tên lửa AGM-158C LRASM.

Một số nguồn tin tiết lộ, F-15E từng phóng AGM-158 san bằng khu nhà của Abu Bakr Al Baghdadi - thủ lĩnh tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng tại Syria vào năm 2019 và tiêu diệt đối tượng này.

Với những thành công của cặp F-15E và AGM-158, Không quân Mỹ quyết định cho chiến đấu cơ này thử sức với LRASM. Lực lượng Không quân Mỹ tại châu Âu (USAFE) dẫn đầu diễn tập.

Cuộc diễn tập được mô tả là cuộc thử nghiệm khái niệm Chỉ huy và Kiểm soát Liên hợp, Toàn miền (CJADC2) mới của quân đội Mỹ.

CJADC2 là một phần mở rộng của Hệ thống Quản lý Trận chiến Nâng cao (ABMS) của dịch vụ , một nỗ lực tổng thể nhiều mặt tập trung vào việc cải thiện kết nối mạng và các khả năng liên quan.

Theo kịch bản cuộc diễn tập, F-15E sẽ phối hợp với một số phương tiện khác từ chiến hạm và trên không để tăng cường khả năng phát hiện và tiêu diệt mục tiêu ở tầm xa, đảm bảo an toàn cho lực lượng Mỹ.

AGM-158C LRASM là biến thể trang bị trí tuệ nhân tạo (AI) dành cho tiêm kích hạm F/A-18E/F Super Hornet và oanh tạc cơ B-1B và giờ được trang bị cho F-15E.

Chuyên gia quân sự Sydney J. Freedberg Jr của Lockheed Martin cho biết, với trí tuệ nhân tạo, LRASM là bước tiến lớn từ chương trình tên lửa không đối đất AGM-158.

Nhà sản xuất Lockheed Martin đã trang bị cho LRASM đầu dò vô tuyến đa chức năng cùng đường truyền dữ liệu (datalink) tối tân. Sau khi rời khỏi bệ phóng, nó sẽ nhận dữ liệu mục tiêu từ tàu chiến hoặc máy bay, sau đó tiếp tục nhận thông tin cập nhật về mục tiêu qua kết nối với vệ tinh.

Khi LRASM áp sát mục tiêu, nơi tín hiệu liên lạc vệ tinh bị gây nhiễu hoặc gián đoạn, tên lửa sẽ bay theo lộ trình được vạch sẵn. Các hệ thống cảm biến trên tên lửa sẽ xác định những khu vực bị đe dọa bởi vũ khí phòng không của đối phương, từ đó tự điều chỉnh hướng bay để vòng qua khu vực này.

Tên lửa nhanh chóng hạ độ cao xuống sát mặt biển để tránh bị hệ thống radar trên tàu chiến đối phương phát hiện. Các hệ thống cảm biến trên tên lửa của liên tục rà quét các vị trí trang bị vũ khí phòng không trên mục tiêu để gia tăng khả năng sống sót của nó.

Chuyên gia Mỹ khẳng định, với đầu nổ xuyên - phá mảnh nặng 454 kg, tên lửa LRASM đủ sức nhấn chìm hầu các mục tiêu trên biển. Với mục tiêu cỡ lớn như tàu tuần dương lớp Slava, hay tau khu trục giống như lớp Sovremenny của Nga, hai quả LRASM là quá đủ cho một mục tiêu.

"Mọi thứ đã sẵn sàng, từ công tác huấn luyện triển khai trên máy bay, tàu chiến cho đến tấn công trong thử nghiệm, LRASM đều mang lại kết quả ngoài mong đợi", chuyên gia Mỹ cho biết và nhấn mạnh rằng, chỉ với LRASM, Mỹ đủ khiến những cái đầu nóng trên Baltic của đối phương giảm nhiệt.

Ngọc Hòa

Nguồn Đất Việt: http://datviet.trithuccuocsong.vn/quoc-phong/vu-khi/my-dung-lrasm-cho-kich-ban-nong-tren-baltic-3428447/