Mỹ dụng chiêu gì với Star-3?

Mỹ tuyên bố sẵn sàng ký hiệp ước vũ khí chiến lược mới với Nga vào cuối năm 2020.

 Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo (Ảnh: AP / TASS)

Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo (Ảnh: AP / TASS)

Một hiệp ước kiểm soát vũ khí hạt nhân mới Nga-Mỹ có thể sẽ được ký kết vào cuối năm nay. Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo đã tuyên bố trong cuộc phỏng vấn với đài phát thanh WMAL có trụ sở tại Washington.

Theo ông Pompeo, tại cuộc đàm phán ở Vienna (vào giữa tháng 8 ở thủ đô Áo đã diễn ra một vòng tham vấn Nga-Mỹ về ổn định chiến lược), các nước đã "đạt được tiến bộ thực sự" và hiện đã sẵn sàng xem xét khả năng gia hạn hiệp ước START-3, sẽ hết hạn vào tháng 2 tới.

Như người đứng đầu Bộ Ngoại giao Mỹ đã lưu ý, "Điều này sẽ tốt cho toàn thế giới về giảm nguy cơ vũ khí hạt nhân"

Tuy nhiên, Moscow không chia sẻ sự lạc quan này của các đối tác Mỹ.

Như Thứ trưởng Ngoại giao Nga Sergei Ryabkov, người đại diện cho phía Nga tại Vienna, cho biết, cho đến nay Nga không thấy tâm thế rõ ràng của Washington trong việc tán thành gia hạn Hiệp ước START.

Quan điểm của các bên về vấn đề này vẫn còn khá xa nhau, nhà ngoại giao nhấn mạnh. Có rất nhiều khó khăn đa dạng, nhưng quan trọng nhất là Mỹ chưa sẵn sàng để "tiến về phía Nga".

Cho đến nay, Hoa Kỳ đã rút khỏi hầu như tất cả các thỏa thuận với Nga nhằm đảm bảo an ninh quốc tế trong lĩnh vực quân sự.

Hiệp ước cắt giảm vũ khí chiến lược là hiệp ước cuối cùng. Nhưng sau ngày 5 tháng 2 năm 2021, nó sẽ không còn tồn tại, nếu Nga và Hoa Kỳ không đồng ý về việc gia hạn.

Tổng thống Nga Vladimir Putin trước đó đã đề xuất kéo dài START-3 trong 5 năm mà không cần điều kiện tiên quyết. Tuy nhiên, phía Mỹ đã cung cấp sự tham gia sâu hơn vào nội dung đó với một số yêu cầu.

Cụ thể là - đưa Trung Quốc vào các cuộc đàm phán và ký kết một thỏa thuận hạt nhân mới, sẽ là thỏa thuận ba bên - Bắc Kinh, Washington, Moscow - Điều mà CHND Trung Hoa gọi là không thể chấp nhận được.

Ngay tại một cuộc họp ở Vienna, Mỹ đã bất ngờ loại bỏ vấn đề này. Nhưng họ đưa ra một loạt điều kiện liên quan đến vũ khí Nga. Cụ thể, họ muốn hiệp ước Nga-Mỹ mới được ký kết sẽ bao gồm các dự án “Burevestnik” và “Poseidon”

Người Mỹ không thích tên lửa siêu thanh “Zircon” cũng như các đầu đạn dự kiến “Avangard” và tên lửa đạn đạo “Sarmaty” của Nga.

Rõ ràng là trong trường hợp này, những yêu sách của Washington khó có thể phù hợp với phía Nga và Nga chắc chắn sẽ không đồng ý với các điều khoản của họ. Vậy thì điều gì đằng sau tuyên bố của Pompeo?

Điểm đầu tiên là Trung Quốc. Ở đây, quan điểm của Trung Quốc đã rõ ràng. Họ nói rằng "trước đây chúng tôi không bị ràng buộc bởi bất kỳ thỏa thuận nào về mặt chiến lược, chúng tôi không có trong đó".

Và họ cũng cho rằng tiềm lực của họ thấp hơn nhiều so với Nga hay Mỹ, do đó, họ không muốn thảo luận bất cứ điều gì trước khi đạt được mức tương đương.

Phần quan trọng nhất của các hiệp ước hạn chế vũ khí chiến lược là xác minh sự tuân thủ của các bên đối với các hiệp định này. Và do đó, thông tin về sự hiện diện của các đầu đạn, các tên lửa mang và những thứ khác. Trong khi đó, không ai biết gì về những thông tin này từ Trung Quốc.

Nói một cách ngắn gọn, Trung Quốc không muốn tham gia vào việc này và Nga - hoàn toàn công bằng, cũng sẽ đứng về phía Hoa Kỳ, không gây áp lực lên Trung Quốc.

Hiện chưa rõ ràng, phải làm thế nào để khắc phục vấn đề này. Và nếu không có bất kỳ sự tiến triển nào theo hướng Trung Quốc, Hoa Kỳ sẽ không ký kết các thỏa thuận nghiêm túc về giới hạn vũ khí hạt nhân chiến lược.

Để hiểu rõ động cơ của Hoa Kỳ, cần phải nghiên cứu kỹ các tài liệu đã được ký kết ở Vienna. Hiện không biết chắc chắn những gì được nêu ra trong các văn bản đó. Nếu Mỹ từ chối yêu cầu này thì có thể nói đây là một sự đảo ngược mạnh mẽ trong chính sách của Mỹ, bao gồm cả việc kiềm chế Trung Quốc.

Có ý kiến cho rằng cả hai tuyên bố đều đáng nghi ngờ. Cả tuyên bố hiệp định mới sắp được ký kết lẫn tuyên bố rằng "phần Trung Quốc" tạm thời được loại ra khỏi chương trình nghị sự.

Rõ ràng là bất kỳ thỏa thuận nào mà Hoa Kỳ sẵn sàng ký với Nga, ở mức độ này hay mức độ khác, sẽ bao gồm các loại vũ khí mới nhất mà Nga đã trình diện, những thứ vũ khí mà Mỹ không có.

Trao đổi những vũ khí hiện có, hạn chế các loại vũ khí đó cùng với những vũ khí đã phát triển luôn là kiểu chơi chiến thuật của Mỹ và Nga khó có thể đồng ý với điều này.

Nói chung, bất kỳ hiệp ước răn đe chiến lược nào thì phía Mỹ cũng sẽ có các yêu cầu hoặc là cấm hẳn, hoặc hạn chế mạnh và được quyền kiểm soát các loại vũ khí tối tân nhất. Tất nhiên, điều này là không có lợi cho Nga, bởi theo quan điểm của Nga, sự hiện diện của những loại vũ khí này là một biện pháp răn đe quan trọng.

Do đó, muốn tuyên bố thế nào thì tùy, nhưng một khi hai vấn đề mang tính hệ thống là: Vấn đề Trung Quốc và vũ khí mới nhất của Nga chưa đạt được thỏa thuận thì việc gia hạn hiệp ước cũ gần như là không thể.

Nguyễn Quang

Nguồn Đất Việt: http://baodatviet.vn/the-gioi/quan-he-quoc-te/my-dung-chieu-gi-voi-star-3-3418565/