Mỹ dùng châu Âu để 'kiềm chế' Nga

Nhà Trắng đã quyết định nơi đặt tên lửa tầm trung

Ảnh: ZUMAPRESS.com/ Global Look Press

Ảnh: ZUMAPRESS.com/ Global Look Press

Nếu cần, Mỹ sẵn sàng triển khai các tên lửa tầm trung và tầm ngắn hơn ở châu Âu để "kiềm chế" Nga. Điều này đã được Cố vấn An ninh Quốc gia của Tổng thống Mỹ Robert O'Brien tuyên bố.

Một ngày trước đó, một quan chức Nhà Trắng đã phát biểu tại Viện Nghiên cứu Chiến lược Hudson và tỏ ra rất nghiêm khắc với Nga và Trung Quốc và hứa sẽ bảo vệ các đồng minh của Mỹ bằng các biện pháp tương tự ở khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương.

Ông O'Brien đã nhắc tới việc Mỹ đã rút khỏi Hiệp ước INF, và hiện đang tạo ra vũ khí siêu thanh và tên lửa đạn đạo có khả năng "đảm bảo an ninh của Mỹ" và ông ta đe dọa sẽ triển khai các tên lửa đó ở châu Âu - "nếu cần".

Theo ông, điều này sẽ cho phép phía Mỹ "tiến hành các cuộc đàm phán thực sự về kiểm soát vũ khí trong tương lai."

Ông ta nhắc lại một ví dụ: vào những năm 1980, Tổng thống Ronald Reagan đã triển khai tên lửa hành trình và “Pershing” của Mỹ ở các nước Tây Âu, sau đó Liên Xô buộc phải đồng ý thảo luận về Hiệp ước INF.

Nhưng vấn đề không nằm ở những lời hùng biện gay gắt của đại diện chính quyền Washington cũng như không nằm ở thực tế là, với khoảng 800 căn cứ quân sự trên khắp thế giới, Mỹ quan tâm nhất đến vấn đề "kiềm chế" Nga.

Tuần này, Tổng thống Putin một lần nữa nhắc nhở các "đối tác" phương Tây rằng Nga tiếp tục cam kết trung thành với lệnh cấm triển khai các tên lửa đất đối không tầm trung và tầm ngắn hơn đã được công bố trước đó, nhưng chỉ "cho đến khi vũ khí tên lửa cùng loại do Mỹ sản xuất xuất hiện ở các khu vực tương xứng".

Hơn nữa, người đứng đầu nhà nước Nga khẳng định rằng: tùy theo các bước đi có đi có lại của NATO, Nga sẽ không triển khai ở khu vực châu Âu của nước này các tên lửa hành trình 9M729 “Novator” như một phần của tổ hợp “Iskander-M”.

Trên thực tế, một năm trước đây, tên lửa này đã trở thành cái cớ để Mỹ rút khỏi Hiệp ước về tên lửa tầm trung và tầm ngắn hơn, bất chấp việc các đặc điểm của 9M729 vẫn tuân thủ với các yêu cầu của Hiệp ước này.

Rõ ràng là, Washington vẫn quyết định "kiềm chế" Nga theo các quy tắc riêng của mình, không nhìn thấy những hậu quả có thể xảy ra của chiến lược tên lửa đối với châu Âu. Nhưng điều bất ngờ chính là phản ứng của châu Âu. Họ không phản đối kế hoạch biến lãnh thổ của mình thành chiến trường tiềm năng.

Sau khi Liên Xô sụp đổ thì Mỹ còn lại là siêu cường duy nhất, nên họ tìm cách duy trì địa vị độc tôn, một quốc gia như vậy sẽ không cho phép bất kỳ chế độ đa cực nào, cho dù là lưỡng cực, tam cực hay bất cứ điều gì khác ở nơi nào có các đối thủ cạnh tranh ngang bằng với họ.

Có thể nói rằng điều này đã trở thành một truyền thống ...Vào năm 1979, nghị quyết này đã được thông qua và vào năm 1983, một quyết định kép của NATO về việc triển khai vũ khí tầm trung và tầm ngắn hơn ở 5 quốc gia Tây Âu bắt đầu được thực hiện.

Tên lửa hành trình và tên lửa Pershing-2 khét tiếng nhất, được cho là sẽ gây mất ổn định về cơ bản toàn bộ tình hình chiến lược trong hệ thống an ninh châu Âu thực tế là mục tiêu của họ.

Câu chuyện tương tự đã xảy ra trước Cuộc khủng hoảng tên lửa Cuba năm 1962, khi Mỹ triển khai tên lửa hạt nhân của họ ở Thổ Nhĩ Kỳ, ở biên giới phía nam của Liên Xô lúc bấy giờ

Còn Liên Xô đã triển khai một loại vũ khí tương tự ngay sát nách Mỹ, trên hòn đảo Cuba. Mọi người đều thấy khi đó, chính quyền của Tổng thống Kennedy đã phát cuồng tới mức nào.

Tại sao châu Âu lại phản ứng quá thụ động trước kế hoạch của Mỹ nhằm biến họ thành con tin cho chương trình hạt nhân của Mỹ?

Hiện Mỹ có một đồng minh Ba Lan luôn thân thiện sẵn sàng mở cửa, có một Romania không hề phản đối kế hoạch của Mỹ, có một Bulgaria cũng sẵn sàng luôn sát cánh trong các hành động chống Nga.

Vì vậy, theo nghĩa này, châu Âu không có phản ứng gì cũng là điều dễ hiểu.

Châu Âu không có chủ quyền về mặt chính trị. Và nói chung, việc giải quyết các vấn đề, bao gồm cả việc triển khai vũ khí của Mỹ không phải là việc của người châu Âu. Người Mỹ tự mình quyết định điều này và sau đó chỉ cần đưa ra quyết định của họ trên lục địa Châu Âu.

Ngày nay, châu Âu có thể cạnh tranh với Hoa Kỳ trong một số vấn đề kinh tế, bảo vệ lợi ích của mình ở một số vị trí nhất định, chẳng hạn, trong các vấn đề cung cấp năng lượng, cung cấp hydrocacbon từ lãnh thổ của Liên bang Nga.

Còn trong vấn đề hoạch định chiến lược-quân sự, châu Âu hoàn toàn là không gian trống. Theo nghĩa này, người Mỹ có toàn quyền trong việc thực hiện các kế hoạch của họ. Và nếu chính Hoa Kỳ đưa ra quyết định triển khai các tên lửa này trên lãnh thổ các nước châu Âu, thì với khả năng cao là các quyết định này sẽ được thực hiện.

Vậy Nga sẽ phản ứng thế nào trước tình hình này? Nga có thể đáp trả theo hai cách. Ví dụ, đáp lại bằng cùng một loại vũ khí trước sự xuất hiện của tên lửa tầm trung ở châu Âu là hành động hữu hiệu.

Nhưng mặt khác, điều đó hoàn toàn vô nghĩa vì tên lửa của Nga, được triển khai trên phần lãnh thổ châu Âu của Liên bang Nga, không thể với tới người chơi chính là Mỹ.

Do đó, chắc chắn là Nga cần phải vô hiệu hóa những mối đe dọa phát ra từ lãnh thổ của các nước châu Âu. Nhưng đồng thời cần phải chứng minh khả năng của mình - tức là khả năng của Nga trong mối quan hệ với chính Hoa Kỳ.

Ngày nay, Nga có đủ các loại vũ khí chiến lược. Tên lửa tầm trung có thể được triển khai không chỉ trên mặt đất mà chúng cũng có thể dựa vào các cơ sở trên biển. Còn về cơ bản sẽ vẫn phải là mối đe dọa bằng vũ khí chiến lược.

Nguyễn Quang (Theo “Svobodnaia Pressa” Nga)

Nguồn Đất Việt: http://baodatviet.vn/quoc-phong/binh-luan-quan-su/my-dung-chau-au-de-kiem-che-nga-3421897/