Mỹ đã 'tối đa hóa' đòn giáng mạnh vào Iran: Cơ hội đột phá giữa ngã ba đường?

Chiến lược của Mỹ về Iran đang mơ hồ và Washington dường như ngày càng thiếu các lựa chọn để tránh leo thang căng thẳng, theo AFP.

Tổng thống Donald Trump đã nói rằng, sự lựa chọn giữa chiến tranh và ngoại giao "có thể đi theo bất kỳ cách nào".

"Chính quyền Trump đang phải đối mặt với một ngã ba đường liên quan đến chính sách của chính mình", Suzanne Maloney, một thành viên cao cấp tại Viện Brookings nói.

Mỹ đã "triển khai một áp lực rất lớn đối với Iran" và đang "chuẩn bị tốt để duy trì điều đó đúng chừng nào họ thấy cần thiết", miễn là Washington "có thể tránh leo thang và nổ ra xung đột quân sự". ông Maloney nói với AFP.

Khi được hỏi hôm thứ Hai rằng Mỹ nghiêng về đàm phán hay xung đột, ông Trump đã không có nhiều động thái để trấn an những người muốn đi theo con đường ngoại giao để giải quyết một trong những cuộc khủng hoảng quốc tế bùng nổ nhất trong những ngày gần đây.

Việc Iran gần đây bắt giữ một tàu chở dầu của Anh cũng dấy lên căng thẳng mới.

Việc Iran gần đây bắt giữ một tàu chở dầu của Anh cũng dấy lên căng thẳng mới.

"Tôi thoải mái dù đi theo cách nào," Tổng thống Trump cho hay, người đã áp đặt nhiều biện pháp trừng phạt đối với Tehran, đồng thời cũng liên tục kêu gọi đối thoại.

Iran đã công khai từ chối tham gia bất kỳ cuộc đàm phán nào khi vẫn đang phải chịu sức ép. Trong khi đó, nhiều căng thẳng khác đã bùng lên về việc các máy bay không người lái bắn hạ, một số tàu chở dầu bị tấn công một cách bí ẩn và những tàu bị cả Teheran và Anh - đồng minh của Mỹ bắt giữ.

Theo chuyên gia Maloney, Iran đang "cố gắng xác định đâu là lằn ranh đỏ đối với chính quyền (Mỹ-pv)".

'Rủi ro tối đa, kết quả tối thiểu'

Nhưng cho đến nay, trong bối cảnh đối thoại dường như đang rất khó khăn - "Chúng tôi đã sẵn sàng cho điều tồi tệ nhất", ông Trump nói hôm thứ Hai. Tổng thống đã nhiều lần nhấn mạnh mong muốn tránh một sự can thiệp quân sự mới của Mỹ và công khai nói về hủy không kích Iran vào phút cuối cùng của tháng sáu.

"Điều đó làm cho Hoa Kỳ trông thực sự yếu ớt", chuyên gia Barbara Slavin thuộc Hội đồng Đại Tây Dương – một tổ chức tham vấn khác ở Washington nói.

Và điều này tạo ra một tình huống nguy hiểm, khi các sự cố có thể tiếp diễn ở vùng Vịnh, làm tăng nguy cơ đẩy các bên trượt vào xung đột – điều cả hai bên nói rằng họ muốn tránh.

Vấn đề, theo Slavin, là ông Trump đã tự đẩy mình vào một góc vào năm ngoái khi ông rút Hoa Kỳ ra khỏi thỏa thuận hạt nhân năm 2015 JCPOA. Thỏa thuận này được xây dựng ban đầu nhằm kiềm chế chương trình hạt nhân của mình để đổi lấy việc dỡ bỏ các lệnh trừng phạt.

Sự leo thang của Iran "có thể dự đoán được, đặc biệt là khi một quyết định gần đây được đưa ra là sẽ không áp dụng bất kỳ sự miễn trừ mới nào cho Iran trong việc xuất khẩu dầu. Có thể dự đoán rằng Iran sẽ leo thang để đáp trả", chuyên gia Slavin nói.

Nhiều chuyên gia và nhà ngoại giao nhất trí rằng: về phía Iran, các mục tiêu căng thẳng hiện nay, trên hết, là có được một chút không gian để thở trên mặt trận kinh tế, do các lệnh trừng phạt của Mỹ đang làm suy yếu nền kinh tế của đất nước này.

Tái lập một số miễn trừ đối với việc bán dầu, hoặc ít nhất là nới lỏng việc thực thi lệnh cấm xuất khẩu dầu, sẽ giúp xoa dịu cuộc khủng hoảng.

Nhưng Washington đã gửi đi tín hiệu ngược lại bằng cách áp dụng các biện pháp trừng phạt đối với một công ty Trung Quốc bị cáo buộc đang tiếp tục mua dầu thô của Iran- một quyết định nhận được sự hoan nghênh từ những người ủng hộ cách tiếp cận cứng rắn hơn đối với Tehran.

Nhóm Khủng hoảng Quốc tế, một tổ chức chuyên ngăn chặn xung đột, trong khi đó đã lên án "chiến lược gây áp lực tối đa" của ông Trump, nói rằng điều này "đang tạo ra rủi ro tối đa và kết quả tối thiểu".

Một thỏa thuận mới?

Trên thực tế, nhiều nhà quan sát tiếp tục tự hỏi về động cơ của ông Trump, người thừa nhận đã đồng ý cho cuộc gặp giữa Thượng nghị sĩ Rand Paul, một người phản đối sự can thiệp của quân đội Mỹ và nhà ngoại giao hàng đầu của Iran Mohammad Javad Zarif.

Liệu có một con đường dẫn đến một thỏa thuận mới, như đây có phải điều Tổng thống đang nghĩ tới?

"Tôi nghĩ rằng Tổng thống muốn có một thỏa thuận và ông ấy đã ảo tưởng một cách nguy hiểm về việc dễ dàng xây dựng một thỏa thuận về các vấn đề kỹ thuật cao," nhà phân tích Maloney nói.

Slavin, trong khi đó, đề cập một cách cụ thể rằng, nếu mục tiêu là "để có được một thỏa thuận mới, điều đó sẽ không thành công."

Hoa Kỳ vẫn có thể tăng cường các biện pháp trừng phạt, nhắm vào các công ty nước ngoài tiếp tục giao dịch với Iran, chương trình hạt nhân dân sự của đất nước này, và thậm chí cả những nhân vật như ông Zarif.

Nhưng về các biện pháp trừng phạt, một số người tin rằng, đã đạt đến đỉnh điểm với sự chấm dứt miễn trừ dầu mỏ: "Phần còn lại đều nằm trong cùng một hướng ... nhưng bạn không thể làm gì nhiều hơn trên mặt trận kinh tế", nhà bình luận Slavin nói.

Nếu mục tiêu duy nhất là làm suy yếu Iran và phá hủy thỏa thuận hạt nhân, "thì chúng ta sẽ không đạt được kết quả tốt", bà Slavin cho biết. "Chúng ta sẽ thấy một Iran hành xử giống như một người xấu, chứ khó giảm đi được."

Quý Hoàng

Nguồn Tổ Quốc: http://toquoc.vn/my-da-toi-da-hoa-don-giang-manh-vao-iran-co-hoi-dot-pha-giua-nga-ba-duong-2019072309174019.htm