Mỹ đã làm gì sai ở Venezuela?

Mỹ không chỉ sai lầm về chiến thuật mà còn sai lầm trong đánh giá đối tượng, trong đó có quyết tâm và khả năng bảo vệ đất nước của người Venezuela.

Mỹ ngụy biện khi kế hoạch đảo chính thất bại

Venezuela vẫn đứng vững trước sức ép về mọi mặt của Mỹ và một số đồng minh. Mưu đồ gây hỗn loạn nhằm lật đổ chính quyền dân cử của Tổng thống Nicolas Maduro mà Washington đã dầy công chuẩn bị đang thất bại. Câu hỏi đặt ra là Mỹ đã mắc phải những sai lầm gì?

Giới phân tích Mỹ, trong khi thừa nhận chính sách thất bại hiện nay, chủ yếu đi sâu vào những vấn đề mang tính chiến thuật và có phần ngụy biện. Trong khi đó, giới phân tích quốc tế có cái nhìn toàn diện hơn và đi sâu vào bản chất vấn đề để chỉ ra sai lầm của Mỹ.

Tờ Foreign Affairs của Mỹ thừa nhận chính quyền của Tổng thống Donald Trump đã cố gắng gây áp lực với Venezuela thông qua các cuộc đàm phán, những lời đe dọa và các biện pháp trừng phạt cứng rắn, trong đó có cấm vận dầu mỏ và nỗ lực đưa một đoàn xe chở viện trợ nhân đạo vượt qua biên giới Colombia-Venezuela. Tuy nhiên, những chiến thuật của Mỹ không hiệu quả khi không thể khiến chính phủ của Tổng thống Maduro sụp đổ hay kích động số lượng đáng kể các quân nhân đào ngũ để đi theo phe đối lập.

Người dân Venezuela tuần hành ủng hộ Chính phủ của Tổng thống N. Maduro

Người dân Venezuela tuần hành ủng hộ Chính phủ của Tổng thống N. Maduro

Tờ tạp chí Mỹ còn bình luận rằng ngay cả những vụ mất điện trên toàn quốc gần đây cũng không làm suy yếu Venezuela, một lời thừa nhận gián tiếp rằng Mỹ đứng sau các cuộc tấn công mạng vào hệ thống phân phối điện lưới của Venezuela.

Kể từ tháng 1/2019, Mỹ đã nỗ lực tìm cách cô lập Tổng thống Maduro. Washington đã trừng phạt hơn 600 bạn bè và đồng minh của ông, cản trở Chính phủ Venezuela bán dầu mỏ cho Mỹ, và làm việc với các chính phủ khác ở Mỹ Latinh và xa hơn nhằm mở rộng sự công nhận của quốc tế về ngoại giao đối với nhân vật đối lập Juan Guaidó.

Trước đây, Tổng thống Trump và các chính trị gia khác của Mỹ, trong đó có thượng nghị sỹ bang Florida Marco Rubio, đã nhấn mạnh rằng một lựa chọn quân sự đang được đưa ra bàn thảo ở Venezuela. Tuy nhiên, đến tháng 2 vừa qua, Phó Tổng thống Mike Pence đã rút lại những lời đe dọa này, nói rằng Mỹ sẽ “tiếp tục cô lập Maduro về kinh tế và ngoại giao cho tới khi nền dân chủ được khôi phục”.

Giải thích về việc không thể kích động các tướng lĩnh và binh sĩ quân đội Venezuela “đào tẩu” trên diện rộng, tạp chí Mỹ cho rằng nguyên nhân nằm ở chỗ các chỉ huy cấp cao của quân đội Venezuela đã được “chính trị hóa” và cảm thấy phụ thuộc vào chế độ do có được hưởng những đặc quyền.

Luận giải này một mặt ấu trĩ về chính trị, mặt khác mang nặng tính kích động và cay cú rõ ràng của giới phân tích Mỹ. Những tướng lĩnh “đồi bại” như mô tả của tờ Foreign Affairs sẽ không thể kiên định, trung thành với Hiến pháp Venezuela và đất nước bất chấp mọi đe dọa từ bên ngoài.

Từ thất bại ở Venezuela, giới phân tích Mỹ cũng cảnh báo về việc Mỹ bị xa lánh ở khu vực Mỹ Latinh nếu tiếp tục đường lối hiện nay, vốn gợi lại những giai đoạn trước đây của chủ nghĩa đơn phương Mỹ.

Mỹ không thể thực hiện mưu đồ gây hỗn loạn và làm tan rã quân đội Venezuela

Chiến lược hiện nay được Cố vấn an ninh quốc gia Mỹ John Bolton đưa ra trong một bài phát biểu ngày 1/11/2018 ở Miami với tuyên bố Chính quyền của Tổng thống Trump phản đối “Tam hùng chuyên chế”: Cuba, Nicaragua và Venezuela. Ông Bolton khẳng định: “Mỹ trông đợi chứng kiến từng góc của tam giác này sụp đổ”.

Mỹ đã thắt chặt lệnh cấm vận đối với Cuba, và vào đầu tháng 3/2019 đã chấm dứt chương trình cấp thị thực 5 năm cho phép người dân Cuba đến Mỹ thăm thân. Chính quyền Tổng thống Trump cũng đã trừng phạt các quan chức chính phủ hàng đầu ở Nicaragua. Như một cái cớ cho những động thái này, ông Bolton viện dẫn học thuyết Monroe mà Mỹ đã sử dụng trong lịch sử để biện minh cho sự can thiệp vào Tây bán cầu.

Foreign Affairs thừa nhận, đối với nhiều người trong khu vực, việc viện dẫn học thuyết Monroe là một sự nhắc nhở khó chịu về chủ nghĩa can thiệp của Mỹ.

Những sai lầm cơ bản của Mỹ

Trái ngược với những đánh giá mang tính chủ quan và thiên kiến của tạp chí Mỹ, giới phân tích quốc tế và Venezuela đã chỉ ra những sai lầm cơ bản cùng chính sách can thiệp thô bạo và hai mặt của người Mỹ ở Venezuela.

Ngày 23/1/2019, trước Quốc hội Venezuela, ông Juan Guaidó, 35 tuổi, đã tự xưng là tổng thống lâm thời của nước này. Trong những ngày sau đó, Mỹ và hơn 50 quốc gia khác đã công nhận ông Guaidó

.

Nguồn Đất Việt: http://baodatviet.vn/the-gioi/quan-he-quoc-te/my-da-lam-gi-sai-o-venezuela-3377412/