Mỹ có mạo hiểm đưa tàu sân bay Mỹ vào Biển Đen?

Giới chuyên gia Nga đang trả lời câu hỏi rằng: Liệu Mỹ có mạo hiểm đưa hàng không mẫu hạm tới Biển Đen để dọa Nga.

Các chuyên gia quân sự Nga mới đây đã bình luận về khả năng Mỹ phái hàng không mẫu hạm đến Biển Đen. Theo các phân tích, trước khi làm được điều này, Mỹ cần sửa đổi Công ước Montreux 1936 về những quy định cho các tàu chiến đi qua eo biển Bosphorus, nhưng dù có hiện diện ở vùng biển này thì tàu sân bay Mỹ cũng không làm nên trò trống.

Công ước Montreux về chế độ của các eo biển Thổ Nhĩ Kỳ” gồm 29 điều, 4 điều phụ và 1 nghị định thư; trong đó có 3 quy định quan trọng. Một là: Các nước có tàu quân sự ra vào Biển Đen phải báo cho Thổ Nhĩ Kỳ trước 15 ngày. Hai là: Tàu quân sự nước ngoài có lượng giãn nước trên 15.000 tấn không được đi qua eo biển Bosphorus; Ba là: Các tàu quân sự của các nước không có chủ quyền ở Biển Đen chỉ có thời gian lưu trú không quá 21 ngày.

Theo chuyên gia Konstantin Sivkov, Phó chủ tịch Viện Khoa học tên lửa và pháo binh Nga nhận định, Như vậy, các hàng không mẫu hạm Mỹ có lượng giãn nước trên 90.000 tấn không thể chính thức đi vào Biển Đen vì nó không thể đi qua eo biển Bosphorus.

Theo chuyên gia Nga, dù có được phép Mỹ cũng không dám điều tàu sân bay vào Biển Đen

Theo chuyên gia Nga, dù có được phép Mỹ cũng không dám điều tàu sân bay vào Biển Đen

Tuy nhiên, theo lời chuyên gia Konstantin Sivkov, Anh và Mỹ đang tích cực tìm cách sửa đổi Công ước này, nhưng điều đó cần phải có sự đồng thuận của cộng đồng quốc tế chứ không chỉ với một mình Thổ Nhĩ Kỳ. Do đó, khả năng sửa đổi yêu cầu về lượng giãn nước là rất thấp, họ có thể chỉ đạt mục tiêu tăng thời gian cư trú của một số lớp tàu chiến có lượng gian nước thấp hơn trong khu vực này.

"Nếu họ sửa đổi khái niệm về Montreux, thì chỉ với mục đích duy nhất - để đảm bảo khả năng hiện diện của các tàu có hệ thống phòng thủ chống tên lửa ở đó - đây là các tàu khu trục loại ‘Arleigh Burke’ và tuần dương hạm lớp ‘Ticonderoga’” – ông Sivkov cho biết.

Khả năng triển khai nhóm lực lượng đổ bộ [các vận tải đổ bộ có Mỹ có trong tải đều trên 20.000 tấn; còn tàu đổ bộ tấn công của Mỹ có lượng giãn nước khoảng 40.000 tấn] cũng là điều bị cấm.

Theo vị chuyên gia này, kể cả khi các tàu đổ bộ tấn công và hàng không mẫu hạm Mỹ hiện diện ở một số khu vực trên bờ Biển Đen, chúng cũng không làm nên trò trống gì.

"Không cần phải lo sợ sự xuất hiện của hàng không mẫu hạm Mỹ hay thậm chí là tàu chiến cỡ lớn ở Biển Đen. Hàng không mẫu hạm thực sự trở thành mục tiêu cực kỳ dễ dàng bắn hạ ở Biển Đen" -ôngSivkov nói.

Ông Sivkov giải thích rằng phạm vi chiến đấu của máy bay triển khai trên tàu sân bay có thể đạt 800-1000 km. Ở phía đông Địa Trung Hải, những con tàu này an toàn dưới sự che chắn của hệ thống phòng không các nước NATO, nhưng khi tiến vào Biển Đen, chúng sẽ phơi mình trong tầm phóng của hàng ngàn tên lửa chống hạm Nga.

Các loại tên lửa này gồm đủ loại như: Các hệ thống tên lửa bờ đối hạm Bal, Bastion; ngầm đối hạm Kalibr hay Oniks, hạm đối hạm Uran-E, Kalibr hay Oniks...; sau này còn có thêm tên lửa siêu thanh Zircon.

Chuyên gia Sivkov bổ sung rằng, đó là còn chưa nói đến khả năng tấn công tàu sân bay bằng máy bay ném bom hạng nặng sử dụng tên lửa hành trình tầm xa (không đối hạm) Kh-22 Raduga, Kh-32.

Theo Nhật Nam/Đất Việt

Nguồn Doanh Nghiệp: http://doanhnghiepvn.vn/quoc-te/my-co-mao-hiem-dua-tau-san-bay-my-vao-bien-den/20210310125503632