Mỹ cố 'gồng gánh' tuổi thọ F-22 Raptor đến tận giữa thế kỉ 21

Không quân Mỹ đã hoàn thành chương trình sửa chữa kết cấu tiêm kích F-22 Raptor. Mục tiêu là đại tu và khôi phục tình trạng kỹ thuật, của máy bay chiến đấu thế hệ thứ 5 hiện đại này.

Việc sản xuất hàng loạt tiêm kích F-22 Raptor bắt đầu từ năm 2001 và kéo dài cho đến năm 2011. Các kế hoạch đầu tiên kêu gọi mua hàng trăm máy bay, nhưng do chi phí cao, nên chỉ có 187 máy bay chiến đấu được sản xuất khi đó.

Việc sản xuất hàng loạt tiêm kích F-22 Raptor bắt đầu từ năm 2001 và kéo dài cho đến năm 2011. Các kế hoạch đầu tiên kêu gọi mua hàng trăm máy bay, nhưng do chi phí cao, nên chỉ có 187 máy bay chiến đấu được sản xuất khi đó.

Chiếc chiến đấu cơ F-22 Raptor đầu tiên đạt trạng thái sẵn sàng hoạt động và được biên chế vào đơn vị chiến đấu chính thức từ năm 2004. Có thể dễ dàng tính toán rằng, những chiếc máy bay này đã hoạt động trong hơn 15 năm và điều này ảnh hưởng không nhỏ đến tình trạng hoạt động của máy bay.

Trong những năm qua, tất cả các máy bay chiến đấu F-22 Raptor đều đã trải qua quá trình sửa chữa và nâng cấp. Chiếc máy bay cuối cùng đã hoàn thành vào cuối năm ngoái. Theo kết quả sửa chữa, tuổi thọ bay của mỗi máy bay được đưa về thiết kế là 8 nghìn giờ. Điều này cho phép F-22 có thể phục vụ thêm 40 năm nữa.

Chương trình nâng cấp F-22 Raptor do một số tổ chức thực hiện. Công việc chính được giao cho phi đội bảo dưỡng 574, đơn vị này đã tiếp nhận đầy đủ trang thiết bị phục vụ công tác kiểm tra, sửa chữa trang bị. Ngoài ra, Lockheed Martin và Boeing, là nhà sản xuất hàng loạt, cũng đóng một vai trò lớn trong chương trình.

Trong những năm qua, phi đội 574 đã thực hiện công tác sửa chữa trên 247 chiếc máy bay. Tương đương khoảng một phần tư tổng số máy bay hiện có, đã được phục hồi trong nhiều giai đoạn và tiêu tốn hơn 3,88 triệu giờ lao động.

Song song với công việc hiện đại hóa bên trong chiến đấu cơ F-22, việc sửa chữa thiết bị bị hư hỏng theo kế hoạch và đột xuất đã được thực hiện. Ngoài ra, các lực lượng của phi đội 574 cũng đã khôi phục được 5 chiếc máy bay, bị hư hỏng nặng trong thời gian qua.

Với việc hoàn thành chương trình nâng cấp F-22, Mỹ và các đồng minh sẽ tiếp tục kiểm tra và nâng cấp các máy bay chiến đấu. Kế hoạch cho tương lai gần đã được công bố. Các chuyên gia sẽ phải kiểm tra thêm, khôi phục và hiện đại hóa nhiều thiết bị trên máy bay.

Các kế hoạch trước mắt bao gồm kiểm tra và đại tu các hệ thống điều khiển máy bay. Ngoài ra, các cửa hút gió và lớp phủ của máy bay F-22 Raptor cũng cần được phục hồi. Song song đó, việc hiện đại hóa hệ thống điện tử hàng không, sẽ tiếp tục nhằm cải thiện hiệu suất hiện tại và giúp máy bay đạt được những khả năng mới.

Việc nâng cấp thiết bị điện tử hiện tại, là một phần của dự án F-22 Raptor kéo dài đến năm 2024. Dự án này sẽ ảnh hưởng đến hệ thống thông tin liên lạc, chiến tranh điện tử và thiết bị buồng lái. Tất cả các biện pháp này sẽ mở rộng khả năng của máy bay, cũng như giải quyết triệt để các vấn đề cố hữu.

F-22 sẽ được trâng bị thiết bị liên lạc tương thích đa chức năng MIDS-J, giúp của máy bay chiến đấu có thể hoạt động hiệu quả, trong cùng một mạng lưới với các máy bay, tàu và lực lượng mặt đất khác. F-22 sẽ được cập nhật radar mới, một máy tính hiện đại, vũ khí mới và các phương tiện khác.

Tiêm kích F-22 Raptor của Mỹ được hoàn thiện cách đây 10 năm, nhưng nó vẫn giữ danh hiệu máy bay chiến thuật phức tạp và đắt nhất thế giới. Tình trạng này được phản ánh một cách rõ ràng trong các chi tiết cụ thể về vận hành, bảo trì và hiện đại hóa. Đặc biệt, cần một quá trình sửa chữa, tu bổ từng bước lâu dài và liên tục.

Đến nay, máy bay F-22 đã trải qua nhiều chương trình tân trang và phục hồi. Chiếc F-22 mới hoàn thành gần đây đã trở thành một trong những chiếc máy bay đắt nhất nhất và quan trọng nhất, nó sẽ phát huy hết tiềm năng của một chiếc máy bay phức tạp và đắt tiền.

Không quân Mỹ có kế hoạch duy trì các máy bay chiến đấu F-22 trong biên chế, cho đến ít nhất là giữa thế kỷ 21. Hơn nữa, các đánh giá được thể hiện về khả năng hoạt động cơ bản của F-22 có thể kéo dài đến những năm sáu mươi của thế kỉ.

Nhiệm vụ kéo dài tuổi thọ F-22 của không quân Mỹ đã được giải quyết thành công, giờ đây các nhà sản xuất máy bay và không quân Mỹ sẽ phải phát triển và huấn luyện phi công theo các nâng cấp mới. Kết quả của những dự án này sẽ được kiểm chứng trong tương lai. Nguồn ảnh: Pinterest.

Cận cảnh từng đường nét đầy "cơ bắp" của tiêm kích F-22 Raptor trong biên chế Không quân Mỹ. Nguồn: USAF.

Thái Hòa

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/quan-su/my-co-gong-ganh-tuoi-tho-f-22-raptor-den-tan-giua-the-ki-21-1511563.html