Mỹ chứng minh sức mạnh vượt trội Trung Quốc

Các nguồn lực thực của Mỹ lớn hơn gấp vài lần so với quy mô các nguồn lực thực của Trung Quốc và tăng lên hàng năm.

Ám ảnh mối đe dọa

Tạp chí Foreign Affairs mới đây có bài phân tích về Trung Quốc trong bối cảnh quan hệ Mỹ-Trung tiếp diễn căng thẳng trên nhiều lĩnh vực, trong đó nổi bật tâm lý “sợ” Trung Quốc của người Mỹ.

Có nhiều ý kiến lập luận rằng nếu Washington không làm nhiều hơn nữa để chống lại sự trỗi dậy của đối thủ lớn nhất của họ, nước này có thể sớm mất đi vị thế của mình với tư cách là cường quốc hàng đầu thế giới.

Theo sự đồng thuận mới xuất hiện này, nhiều thập kỷ đầu tư và những nhượng bộ ngoại giao của Mỹ đã tạo điều kiện để Trung Quốc vươn lên với sức mạnh kinh tế và một quân đội lớn nhất thế giới.

Tại Mỹ hiện có nhiều ý kiến thống nhất cho rằng để phản ứng lại, Mỹ phải tăng cường sự hiện diện quân sự ở châu Á, đánh thuế đối với hàng trăm tỷ USD hàng hóa Trung Quốc và thách thức ảnh hưởng của Trung Quốc trên toàn thế giới.

Mỹ đang chuyển hướng đối đầu từ Nga sang Trung Quốc?

Một trong những dẫn chứng được trích dẫn điển hình cho sự trỗi dậy được cho là không thể tránh khỏi của Trung Quốc là tổng sản phẩm quốc nội (GDP) lớn, cùng với nhiều số liệu thống kê khác mà về cơ bản là các thành phần phụ của GDP, bao gồm sản lượng công nghiệp và sản xuất; dòng chảy thương mại và tài chính; và chi tiêu cho quân sự, nghiên cứu và phát triển (R&D) và cơ sở hạ tầng.

Tháng 1/2018, Lầu Năm Góc công bố chiến lược quốc phòng mới, trong đó chỉ rõ Nga và Trung Quốc là hai mối đe dọa hàng đầu với các lợi ích của Mỹ. Tuyên bố này đánh dấu một thay đổi quan trọng trong chính sách quốc phòng của Mỹ, vốn hơn một thập kỷ qua chủ yếu tập trung vào cuộc chiến chống khủng bố.

Theo giới phân tích quốc tế, nếu Mỹ buộc phải chọn một “kẻ thù không đội trời chung”, nhiều khả năng đó sẽ là Trung Quốc. Tháng 7/2017, Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo - khi đó là Giám đốc Cơ quan Tình báo Trung ương Mỹ (CIA) - đã chỉ ra rằng Bắc Kinh là mối đe dọa lớn nhất đối với sức mạnh Mỹ, rằng người Trung Quốc tự xem “họ là một cường quốc đối địch” và đang có nhiệm vụ “hạn chế quyền lực của Mỹ đối với đất nước mình”.

Mới đây, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã cáo buộc Trung Quốc toan tính âm mưu can thiệp vào chính trường Mỹ. Phát biểu tại Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc, nhà lãnh đạo Mỹ cho rằng Trung Quốc đang tìm cách “can thiệp vào cuộc bầu cử năm 2018 sắp tới của chúng tôi”, khẳng định chính quyền của ông trở thành mục tiêu bị tấn công bởi ông là “tổng thống đầu tiên dám thách thức Trung Quốc trong vấn đề thương mại”.

Ngày 4/10, Phó Tổng thống Mỹ Mike Pence đã nhắc lại cáo buộc này, đồng thời đề cập tới vụ tàu chiến USS Decatur của Mỹ suýt va chạm với một tàu chiến của Trung Quốc trên Biển Đông như một “hành động liều lĩnh” từ phía Bắc Kinh.

Một trong những hình ảnh điển hình cho sự trỗi dậy của Trung Quốc

Chính sách tái tập trung sức mạnh Mỹ để đối phó với tham vọng kinh tế của Trung Quốc mà Washington đưa ra đã nhận được sự ủng hộ rộng rãi của cả hai chính đảng lớn tại Mỹ, thậm chí có thể so sánh với chính sách “xoay trục sang châu Á” dưới thời Tổng thống Barack Obama.

Không chỉ người Mỹ mà trên thế giới hiện cũng có nhiều quan điểm cho rằng Trung Quốc ngày càng trở thành mối đe dọa lớn nhất đối với địa vị thống trị của Mỹ. Chỉ riêng mình Trung Quốc, chứ không phải Nga, cũng đã có đủ quyền lực toàn diện để đối đầu với Mỹ, với nền tảng là một nền kinh tế năng động và lớn mạnh, nền kinh tế lớn thứ hai thế giới.

Sức mạnh vượt trội

Tuy nhiên, tờ Foreign Affairs đã chỉ ra Trung Quốc không mạnh như những phân tích và cáo buộc nêu trên. Ngay cả con số về GDP và những chỉ số liên quan cũng không đong đếm chính xác sức mạnh của một quốc gia.

Trên thực tế, theo chính những thước đo này, Trung Quốc từng đứng đầu một lần trước đây: vào thế kỷ XIX, Trung Quốc có nền kinh tế lớn nhất thế giới và quân đội lớn nhất. Nước này cũng có thặng dư thương mại với các nước lớn khác.

Nhưng đây lại chính là giai đoạn không vẻ vang đối với người Trung Quốc khi đất nước họ bị mất các vùng lãnh thổ lớn và hầu hết các quyền chủ quyền của nước này rơi vào tay những đối thủ nhỏ hơn, đáng chú ý nhất là Anh và Nhật Bản.

Nguồn Đất Việt: http://baodatviet.vn/the-gioi/quan-he-quoc-te/my-chung-minh-suc-manh-vuot-troi-trung-quoc-3366785/