Mỹ chứng minh mọi phi công đều gục ngã trước AI

Mỹ chứng minh rằng, tất cả mọi phi công đều phải gục ngã trước 'trí tuệ nhân tạo' (AI) vì nó có khả năng thực hiện 4 tỷ mô phỏng khác nhau.

Quỹ đạo bay được tính toán hoàn hảo, các thao tác diễn tập với độ chính xác đến từng milimet và phản ứng tức thì trước đòn tấn công của kẻ thù. Những chi tiết của trận không chiến mô phỏng giữa trí tuệ nhân tạo (AI) và con người cho thấy các phi công của Không lực Hoa Kỳ đối mặt với nguy cơ sớm mất việc.

Bài viết trên trang web của Sputnik tiết lộ rằng, sau chiến thắng áp đảo của máy tính trước con người, Lầu Năm Góc muốn trang bị trí tuệ nhân tạo cho những chiếc máy bay chiến đấu thực thụ và ở Nga cũng có những chương trình tương tự như UCAV S-70 Okhotnik.

Phi công đẳng cấp thua toàn diện

Mùa thu năm ngoái, Cơ quan Công nghệ Quốc phòng Triển vọng DARPA đã tổ chức vòng loại thử nghiệm AlphaDogfight dành để kiểm tra trí thông tuệ nhân tạo của chiến đấu cơ F-16, là sáng chế của những công ty khác nhau.

DARPA cho bài toán nhiệm vụ như sau: Tạo ra một phi công ảo không chỉ đủ sức điều khiển máy bay và thực hiện thao tác trên không mà còn hành động hiệu quả trong trận không chiến như đuổi theo tấn công đối phương hoặc tránh thoát khỏi một cuộc truy sát.

Thoạt đầu, các chương trình máy tính tranh tài trong việc điều khiển máy bay, sau đó chuyển sang cuộc đấu tay đôi trên không. Vào cuối mùa hè năm ngoái, đã xác định được người chiến thắng, và cuối cùng, chương trình máy tính này đã giao đấu với một phi công thực thụ, trên thiết bị mô phỏng.

Trí tuệ nhân tạo và một phi công-huấn luyện viên dày dạn kinh nghiệm của Không lực Hoa Kỳ (ASAF) đã đấu năm trận và kết quả là viên phi công lão luyện của ASAF đã thua trắng.

Ngay trong những vòng đầu tiên phi công “bó tay” rất nhanh, thất bại đến với anh ta chỉ sau vài phút. Tiếp đó, viên phi công cố gắng báo thù, cơ động ở độ cao cực thấp và thậm chí giành được lợi thế chút ít thời gian, nhưng cuối cùng vẫn bị AI bắn hạ.

Đó không phải là điều quá ngạc nhiên, bởi khả năng của viên phi công phụ thuộc vào chỉ mình anh ta, trong khi máy tính là sự tập hợp tư duy của rất nhiều con người.

Mặc dù viên phi công trình độ rất cao theo tiêu chuẩn của Không lực về thâm niên và kinh nghiệm điều khiển máy bay chiến đấu nhưng trí tuệ nhân tạo đã vận dụng bốn tỷ mô phỏng khác nhau để đoán trước bất kỳ diễn biến sự kiện và tiên liệu tất cả các hành động của con người.

Phi công quân sự công huân Nga Vladimir Popov giải thích trong cuộc phỏng vấn của Sputnik rằng, máy tính sẽ luôn chiến thắng, bởi cơ sở dữ liệu của nó có dung lượng lớn hơn nhiều. Trong máy tính chứa lượng phương án thao tác cơ động và quỹ đạo bay tối đa, tính toán và duy trì hoạt động thậm chí chính xác hơn con người.

Trong mỗi giây bộ não điều khiển đều nhận được dữ liệu về điều kiện khí tượng, tính đến độ ẩm, áp suất, hướng và tốc độ gió. Còn viên phi công chỉ được biết về thời tiết trên mặt đất và thực hiện các động tác thuật lái nhào lộn trên không dựa theo cảm nhận của riêng anh ta và kết quả đo đạc trên thiết bị.

Những kế hoạch đầy tham vọng của Lầu Năm Góc

Tuy nhiên, cuộc không chiến mô phỏng ở Hoa Kỳ không thể được gọi là gần gũi tối đa với thực chiến. Cuộc thi đua được tổ chức với một số hạn chế. Cụ thể, chỉ được phép sử dụng vũ khí cá nhân và đại bác. Nhưng dù sao kết quả như vậy cũng là rất đáng khích lệ và truyền cảm hứng ban lãnh đạo Lầu Năm Góc.

Người đứng đầu cơ quan quân sự Hoa Kỳ Mark Esper tuyên bố rằng đến năm 2024 dự kiến sẽ không thử nghiệm mô hình máy tính nữa mà là các cỗ máy hiện thực với trí tuệ nhân tạo. Ông này cho rằng các dữ liệu thu được trong quá trình thử nghiệm sẽ có “tác động bước ngoặt” đối với Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ.

Cần tính đến yếu tố là giải đấu vòng loại AlphaDogfight Trials chỉ là một phần nhỏ trong chương trình quy mô lớn Air Combat Evolution (ACE - Trí tuệ nhân tạo). Lầu Năm Góc dự kiến ứng nghiệm rộng rãi trí tuệ nhân tạo để nâng cao khả năng chiến đấu của quân đội, kể cả trên các thiết bị bay tương lai.

Theo quan điểm của các nhà quân sự Mỹ, trong trường hợp cần thiết, AI phải biết nắm quyền điều khiển máy bay và đưa ra quyết định trong cuộc không chiến. Ngoài ra, AI còn cần phải tự hoàn thiện, tức là có khả năng học tập như một học viên quân sự bình thường, chuyển từ bài tập đơn giản đến phức tạp hơn, cho đến tận các thủ thuật nhào lộn cao cấp.

Bộ đôi máy bay không người lái S-70 Okhotnik và tiêm kích tàng hình thế hệ 5 Sukhoi Su-57 của Nga

Bộ đôi máy bay không người lái S-70 Okhotnik và tiêm kích tàng hình thế hệ 5 Sukhoi Su-57 của Nga

Để bắt đầu, AI sẽ được cấy vào “não bộ” của các UAV cỡ nhỏ, tiếp theo sẽ là máy bay không người lái, đóng vai trò cung cấp thông tin, hộ tống và che chắn cho máy bay có người lái. Rồi tiếp đó các “phi công ảo” sẽ được chuyển sang những nền tảng chiến đấu khác.

Các nhà phân tích Mỹ tin chắc rằng, so với con người thì trí tuệ nhân tạo sẽ có thể đưa ra quyết định đúng đắn, hiệu quả và nhanh chóng hơn trong trận không chiến. Máy tính có thể tiếp nhận, tích hợp và khai thác nhiều thông tin hơn. Thêm vào đó, các thiết bị điện tử có sức bền chịu quá tải tốt hơn nhiều còn các thao tác cơ động khẩn cấp chỉ bị hạn chế bởi khả năng thiết kế của máy bay.

Hơn nữa, ACE chỉ là một phần trong những chương trình quan trọng trong khái niệm “chiến tranh ghép hình” của Mỹ - sử dụng ồ ạt các hệ thống không người lái “thông minh” trong hoạt động chiến sự kết hợp với kỹ thuật truyền thống.

Nga cũng đang chạy đua với Mỹ bằng “Okhotnik” – “Thợ săn thông minh”

Theo ý định của giới lãnh đạo Lầu Năm Góc, máy bay có người lái sẽ trở thành phương tiện chỉ huy, điều khiển các khí cụ bay không người lái trinh sát, giáng đòn tấn công vào mục tiêu hoặc đóng vai trò “mồi nhử” thu hút các hệ thống tác chiến điện tử của đối phương.

Đương nhiên, tất cả viễn cảnh trên sẽ không đến ngay trong ngày mai - các kỹ sư Mỹ cần ít nhất là chục năm nữa. Tuy nhiên, các cường quốc quân sự hàng đầu, trong đó có Nga, cũng đang tập trung làm việc theo hướng này. Trong đó, về nhiều mặt các chuyên gia Nga đã tiến xa hơn nhiều so với các đồng nghiệp phương Tây.

Ví dụ, máy bay không người lái tấn công S-70 “Okhotnik” mới nhất có thể vững vàng bay cùng với tiêm kích thế hệ thứ năm Su-57. Năm ngoái, Bộ Quốc phòng Nga đã công bố đoạn video, cho thấy chiếc UAV được ghép đôi với Su-57 cùng di chuyển ở khoảng cách tối thiểu và đồng thời cơ động linh hoạt tự do.

Theo đánh giá của các chuyên gia, chính “Okhotnik” sẽ trở thành một trong những khí cụ bay chiến đấu đầu tiên với trí tuệ nhân tạo hoàn toàn.

Dành riêng cho nó, các kỹ sư Nga đã phát triển hệ thống dẫn đường quán tính, cho phép định vị dẫn đường trong không gian ngay cả khi không có tín hiệu mặt đất, trên biển hoặc vũ trụ.

Xin nhắc rằng khởi đầu trí tuệ nhân tạo đã được triển khai phần nào trong các máy bay tiêm kích 4++, cũng như trong chiến đấu cơ thế hệ thứ năm. Tổ hợp tự động giúp phi công nhanh chóng đưa ra quyết sách trong trận chiến.

Máy tính trên máy bay có thể điều khiển các chiến đấu cơ hiện đại. Trên Su-57 thực tế đã có một “phi công ảo” trong hệ thống điều khiển tự động, đó là trợ lý điện tử, đặc biệt hữu ích trong những điều kiện phức tạp, gay cấn kịch tính hoặc trong trường hợp có hỏng hóc thiết bị, khi phát sinh tình trạng thiếu hụt thời gian và gia tăng hệ số căng thẳng tâm lý.

Phi công quân sự công huân Vladimir Popov giải thích rằng, tự động hóa sẽ mách bảo phi công nên làm gì, rút gọn hàng chục phương án hành động tiềm năng xuống chỉ còn hai-ba lựa chọn tối ưu. Trong tương lai “Okhotnik” sẽ có thể tự quyết định làm gì và khi nào cần trên chiến trường.

Thiên Nam

Nguồn Đất Việt: http://baodatviet.vn/quoc-phong/binh-luan-quan-su/my-chung-minh-moi-phi-cong-deu-guc-nga-truoc-ai-3419504/