Mỹ chỉ ra trường hợp Nga rất yếu ớt

Giới chức lãnh đạo Mỹ tin rằng, không có vũ khí hạt nhân, Nga sẽ là 'kẻ tay không tấc sắt', dễ dàng bị đè bẹp.

Mỹ đề xuất INF mới trói cả Nga lẫn Trung Quốc

Tổng thống Mỹ Donald Trump đang đàm phán với các cơ quan cấp bộ để soạn thảo thỏa thuận hạt nhân mới với sự tham gia của Nga và Trung Quốc, truyền thông đưa tin.

Theo CNN đưa tin, trích dẫn một số nguồn tin trong Nhà Trắng cho biết, ông Trump đang tiến hành đàm phán với các bộ để soạn thảo một thỏa thuận hạt nhân mới,

Một trong những quan chức chính quyền cấp cao của Mỹ nói rằng,Tổng thống Trump muốn không chỉ Nga mà cả Trung Quốc đều phải tham gia hiệp ước kiểm soát vũ khí hạt nhân. Trong thỏa thuận mới này sẽ phải tính đến tất cả các loại vũ khí, chứ không bó hẹp ở tên lửa tầm trung như trước đây.

“Chúng tôi mong muốn cung cấp các lựa chọn cho tổng thống càng sớm càng tốt” - vị quan chức Mỹ nói, đồng thời bổ sung rằng, trước đây, không một chính quyền nào của Mỹ thực hiện những nỗ lực như vậy [sửa đổi INF, buộc cả Nga và Trung Quốc cùng tham gia].

Gần đây, nhà lãnh đạo Mỹ trong cuộc phỏng vấn của hãng tin Mỹ Fox News cũng đã phát biểu rằng, theo ông, tất cả các quốc gia cần phải loại trừ vũ khí hạt nhân, kể cả Moscow và Bắc Kinh.

Trả lời truyền thông về yêu cầu của chính quyền Donald Trump, Nga tuyên bố sẵn sàng xem xét đề xuất của Mỹ về thỏa thuận hạt nhân.

Theo Thứ trưởng Ngoại giao Nga Sergei Ryabkov, Nga sẽ phân tích đề xuất của Mỹ về thỏa thuận hạt nhân, nếu Moscow nhận được sáng kiến cụ thể đó. Tuy nhiên, câu trả lời sẽ được đưa ra sau khi Moscow xem xét kỹ các điều khoản mà Washington đề xuất.

Vị thứ trưởng Nga cho biết, Tổng thống Vladimir Putin nói rằng, Moscow sẵn sàng đàm phán với Washington nếu người Mỹ cũng sẵn sàng cho việc này. Sau khi nhận được đề xuất cụ thể hơn [nếu điều này thực sự xảy ra], tất nhiên.

Mỹ tự tin vũ khí thông thường vượt trội Nga, Trung Quốc

Bình luận về mục tiêu của Hoa Kỳ theo hướng thiết lập INF mới gồm cả Nga và Trung Quốc, chuyên gia quân sự, Tiến sĩ khoa học lịch sử Nga Aleksei Podberezkin nói trong cuộc phỏng vấn của Sputnik rằng, Mỹ tự tin là nếu không có vũ khí hạt nhân, Nga sẽ trở nên “rất yếu ớt”.

Mỹ thực sự e dè tiềm năng hạt nhân mạnh mẽ của Nga nên đòi thiết lập lại INF mới

Mỹ thực sự e dè tiềm năng hạt nhân mạnh mẽ của Nga nên đòi thiết lập lại INF mới

Vị Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu chính trị- quân sự thuộc Học viện Quan hệ Quốc tế MGIMO cho rằng, Hoa Kỳ có ngân sách quân sự gấp hơn chục lần Nga và các công nghệ mới được nước này được khai phá và tiếp thu tích cực nhờ có nguồn ngân sách khổng lồ này.

Với sự trợ giúp của các công nghệ tiên tiến, các vũ khí phi hạt nhân, với khả năng ngày càng được nâng cao đang tiếp cận tới tầm của vũ khí chiến lược. Ví dụ, nếu một tên lửa siêu thanh rơi vào một vật thể lớn như hàng không mẫu hạm, thì chỉ đơn giản nó sẽ phá vỡ mục tiêu ra mà không cần đầu đạn nào.

Ông Aleksei Podberezkin phân tích, với tốc độ siêu thanh, động năng của chúng cho phép hủy diệt mục tiêu mà không cần đầu nổ; hơn nữa, độ chính xác của các tên lửa hành trình hiện tại ngày càng được nâng cao, sai số vòng tròn đồng tâm (CEP) chỉ còn lệch khoảng một mét rưỡi; do đó, chúng có khả năng tiêu diệt các mục tiêu chiến lược.

Theo ông, mục tiêu của Mỹ là đạt được việc loại bỏ vũ khí hạt nhân cùng với Nga và Trung Quốc, thay thế nó bằng vũ khí tấn công thông thường có độ chính xác cao, loại vũ khí mà họ đặt hy vọng là trong tương lai sẽ đạt được lợi thế lớn trước Bắc Kinh và Moscow.

Người Mỹ muốn đạt được sự vượt trội về quân sự do những phát triển mới, ngân sách quân sự cực lớn của Washington cho phép họ hy vọng vào điều đó, chính vì điều này họ cần phải loại bỏ thành phần hạt nhân.

Vũ khí tấn công hàng không vũ trụ có thể thay thế vũ khí hạt nhân về độ hiệu quả của chúng, cộng với các phương tiện của hệ thống phòng thủ tên lửa quy mô lớn mà họ tạo ra có thể được sử dụng cho cả phòng thủ và cả để tấn công [hệ thon gs phòng Mk41] sẽ mang lại lợi thế lớn cho Mỹ.

Vị chuyên gia Nga nhấn kết luận rằng, đầu tiên, Hoa Kỳ cần vũ khí hạt nhân và chế tạo ra nó đầu tiên và cũng sử dụng đầu tiên; sau đó, khi Nga có loại vũ khí đó thì Mỹ lại bắt đầu nói về sự phá hủy tất cả vũ khí hạt nhân.

Điều này thoạt nghe có vẻ rất cao quý và nhân đạo; tuy nhiên, mục tiêu ở đây lại hoàn toàn ngược lại, là để giành lợi thế cho Mỹ trong cuộc đấu với Nga và Trung Quốc.

Nhật Nam

Nguồn Đất Việt: http://baodatviet.vn/quoc-phong/binh-luan-quan-su/my-chi-ra-truong-hop-nga-rat-yeu-ot-3379004/