Mỹ chê hệ thống Utes không đủ mạnh để bảo vệ...Crimea

Có thể đánh chìm chiến hạm ngàn tấn với 1 phát bắn nhưng hệ thống Utes của Nga tại Crimea bị cho là không đủ mạnh.

Trang Drive vừa đăng tải những hình ảnh Nga khai hỏa hệ thống phòng thủ bờ Utes trong cuộc diễn tập tấn công và tiêu diệt chiến hạm giả định đối phương tiếp cận bán đảo Crimea để tấn công.

"Đạn tên lửa P-35B của Utes đã đánh chìm mục tiêu giả định là chiến hạm cỡ lớn của đối phương khi tìm cách xâm nhập bán đảo Crimea.

Đạn tên lửa P-35B của hệ thống Utes được coi là "vách đá" ngăn chặn hiệu quả mọi cuộc tấn công từ hướng biển nhằm vào bán đảo bán đảo Crimea", Hải quân Nga cho biết sau vụ phóng.

Hệ thống Utes tại Crimea khai hỏa.

Hệ thống Utes tại Crimea khai hỏa.

Điều đặc biệt là trong khi Nga đánh giá rất cao hệ thống Utes thì theo nhận định của giới quân sự Mỹ, nếu chỉ dựa vào hệ thống tên lửa bờ này, Nga sẽ không thể tự bảo vệ được mình bởi P35B cùng những thành phần của nó đã trở nên lạc hậu trong chiến tranh hiện đại.

Với đầu đạn nặng gần 1 tấn, đạn tên lửa P-35B được đánh giá là sát thủ với tàu sân bay, chiến hạm cỡ lớn của đối phương. Nhưng do được sản xuất từ thời Liên Xô nên vũ khí này không tránh khỏi kém linh hoạt trong chiến tranh đại.

Giống như phần lớn các tên lửa chống hạm được sản xuất dưới thời Liên Xô, tên lửa P-35B có kích thước khá đồ sộ, cùng với độ cao hành trình tương đối cao. Tên lửa dễ dàng bị phát hiện từ xa bởi các hệ thống radar trên các chiến hạm đối phương.

Dù tên lửa có tốc độ khá nhanh Mach 1.4 nhưng do kích thước lớn, tên lửa cũng dễ dàng bị bắn hạ bởi các hệ thống phòng không hiện đại. Thời gian triển khai và thu hồi của hệ thống tương đối chậm.

Một nhược điểm khá lớn nữa là, trong suốt quá trình bay đến mục tiêu, tên lửa được dẫn hướng với sự hỗ trợ của máy bay trinh sát hoặc radar của một trong các tên lửa thông qua một liên kết dữ liệu video.

Nhưng kiểu liên kết dữ liệu này rất dễ bị tổn thương trong môi trường tác chiến điện tử mạnh. Radar của tên lửa cũng rất dễ bị đánh lừa bởi các biện pháp đối phó điện tử. Đây cũng là nhược điểm cơ bản của các hệ thống vũ khí được sản xuất dưới thời Liên Xô.

Để lấp lỗ hổng phòng thủ, Nga trang bị tại Crimea hệ thống phòng thủ biển cực độc Bastion-P dưới lòng đất. Theo nguồn tin này, Nga sẽ bắt đầu triển khai các tổ hợp tên lửa chống hạm Bastion-P đầu tiên đến bán đảo Crimea vào năm 2020.

Đây là một phần trong kế hoạch xây dựng hệ thống phòng thủ của chính phủ Nga tại Biển Đen. Theo một nguồn tin từ Hải quân Nga, Moscow sẽ tiến hành triển các tổ hợp tên lửa chống hạm Bastion-P đầu tiên tới Crimea trong vòng 5 năm tới hoặc có thể sớm hơn.

Bên cạnh các tổ hợp tên lửa chống hạm Bastion-P di động, Hải quân Nga cũng sẽ xây dựng các tổ hợp hầm phóng tên lửa ngầm bên dưới lòng đất dành cho Bastion-P nhằm tăng cường khả năng tác chiến của hệ thống phòng vệ của Nga tại Crimea.

Với đầu đạn đạn thuốc nổ phân mảnh nặng 200-250kg, tên lửa P-800 có khả năng tiêu diệt tàu chiến cỡ lớn chỉ bằng một phát bắn duy nhất. Tầm bắn của tên lửa P-800 phụ thuộc vào chế độ bay: bay quỹ đạo cao – thấp hỗn hợp cho phép đạt tầm bắn 300km; bay quỹ đạo thấp – đạt tầm bắn 120km.

Với khả năng tác chiến của Bastion-P, vũ khí này mới thực sự được coi là bức tường lửa chặn đứng mọi cuộc tấn công từ chiến hạm đối phương nhằm vào bán đảo Crimea.

Thùy Dung

Nguồn Đất Việt: http://baodatviet.vn/quoc-phong/vu-khi/my-che-he-thong-utes-khong-du-manh-de-bao-vecrimea-3420904/