Mỹ cảnh báo việc Nga cung cấp công nghệ tên lửa cho Triều Tiên

Bộ Quốc phòng Mỹ vừa tiết lộ một kế hoạch mới nhằm tăng cường và mở rộng khả năng phòng thủ tên lửa của Mỹ trên bộ, trên biển và trong không gian trong bối cảnh lo ngại sẽ diễn ra cuộc khủng hoảng hạt nhân với Nga và Trung Quốc. Thêm vào đó, Mỹ cho rằng Nga đã cung cấp công nghệ sản xuất tên lửa cho Triều Tiên.

(Nguồn: AFP).

Ngày 18/1, Đặc phái viên của Nga tại Trung Quốc Alexander Matzegora đã tuyên bố rằng, việc Pyongyag nắm trong tay công nghệ phòng thủ tên lửa của Nga là "hoàn toàn không có cơ sở".

"Tôi muốn tuyên bố với tất cả trách nhiệm của mình rằng, các cáo buộc chống lại Nga về việc Nga cung cấp công nghệ phòng không cho Triều Tiên là hoàn toàn không có cơ sở. Bằng một cách “chơi khăm” này, Mỹ đang cố gắng biện minh cho các chính sách gây bất ổn trong lĩnh vực an ninh quốc tế của mình", ông Matsegora nói trên Sputnik.

Một trong những trọng tâm chính trong kế hoạch của Mỹ là giải quyết các khả năng phòng thủ tên lửa tiên tiến do Nga và Trung Quốc phát triển.

Hơn nữa, tài liệu của Mỹ cũng nói rằng: "Triều Tiên đã có được công nghệ phòng thủ tên lửa của Nga và đang phát triển khả năng phòng thủ tên lửa di động của riêng mình, cụ thể là hệ thống phòng không và tên lửa di động".

Theo Bộ trưởng Quốc phòng về Chính sách Mỹ, John Rood, phản ứng của Mỹ là mạnh mẽ và hiệu quả khi Triều Tiên tiến hành sản xuất các hệ thống tên lửa phát triển chúng một cách tinh vi.

Tình hình trên Bán đảo Triều Tiên vẫn căng thẳng trong nhiều thập kỷ qua khi Triều Tiên thực hiện các vụ thử tên lửa và hạt nhân vi phạm các nghị quyết của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc.

Ngày 12/6/2018, Hội nghị thượng đỉnh Mỹ-Triều Tiên đầu tiên đã được tổ chức tại Singapore. Sau cuộc gặp này, nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un đã xác nhận ý định phi hạt nhân hóa, và Tổng thống Mỹ Donald Trump cam kết sẽ đảm bảo an ninh cho Bình Nhưỡng.

Các bên đã bắt đầu thảo luận về hội nghị thượng đỉnh lần thứ hai nhưng chưa có kết quả cụ thể. Trợ lý an ninh hàng đầu của Tổng thống Trump John Bolton cho biết hồi tháng 12/2018 rằng, Washington dự định sẽ tiến hành hội nghị thượng đỉnh lần thứ 2 vào tháng 1 hoặc tháng 2/2019. Đồng thời, ông cũng lưu ý rằng, chính quyền Mỹ không có kế hoạch dỡ bỏ lệnh trừng phạt đối với Bình Nhưỡng.

Trong bài phát biểu năm mới, ông Kim Jong-un khẳng định, ông sẵn sàng cải thiện quan hệ với Hàn Quốc và Mỹ. Ông có thể gặp Tổng thống Mỹ Donald Trump "bất cứ lúc nào".

Tuy nhiên, ông Kim cũng nói thêm rằng, nếu Washington không thực hiện được lời hứa của mình và tiếp tục thi hành các lệnh trừng phạt, Bình Nhưỡng sẽ "không có lựa chọn nào khác ngoài việc đi một con đường khác".

Cụ thể, ông Kim kêu gọi Washington không triển khai vũ khí chiến lược tới Hàn Quốc và không tiến hành các cuộc tập trận có thể nhằm vào Bình Nhưỡng.

Đầu tháng 1, Đặc phái viên Nga tại Bình Nhưỡng Alexander Matsegora đã thảo luận về vấn đề phi hạt nhân hóa trên Bán đảo Triều Tiên với Thứ trưởng Ngoại giao Triều Tiên Choe Son Hui.

"Trong cuộc họp, hai bên đã thảo luận một số câu hỏi liên quan đến việc tìm kiếm hướng giải quyết vấn đề hạt nhân trên Bán đảo Triều Tiên. Tôi khẳng định rằng rằng chiến thuật và chiến lược ngoại giao của Triều Tiên trên đường đua phi hạt nhân hóa sẽ hoàn toàn dựa trên các nguyên tắc được nêu trong bài phát biểu năm mới của nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un”, ông Choe Son Hui viết trên Facebook.

Ông Choe Son Hui cũng nhắc lại sự ủng hộ của Nga đối với các sáng kiến nhằm làm giảm căng thẳng ở Đông Bắc Á và tìm các giải pháp bớt phức tạp hóa cho các vấn đề của Hàn Quốc, với sự tôn trọng đối với các bên liên quan.

Hà Anh (theo Sputnik)

Nguồn Đại Đoàn Kết: http://daidoanket.vn/tin-tuc/my-canh-bao-viec-nga-cung-cap-cong-nghe-ten-lua-cho-trieu-tien-tintuc427953