Mỹ cân nhắc thử hạt nhân, Trung Quốc 'quan ngại nghiêm trọng'

Trung Quốc ngày 25-5 đã bày tỏ 'quan ngại nghiêm trọng' trước thông tin truyền thông về các cuộc thảo luận của giới chức Mỹ liên quan khả năng nối lại các vụ thử hạt nhân, đồng thời hối thúc Washington thực hiện 'các nghĩa vụ' theo quy định của Hiệp ước cấm thử hạt nhân toàn diện (CTBT).

Trung Quốc ngày 25-5 đã bày tỏ “quan ngại nghiêm trọng” trước thông tin truyền thông về các cuộc thảo luận của giới chức Mỹ liên quan khả năng nối lại các vụ thử hạt nhân, đồng thời hối thúc Washington thực hiện “các nghĩa vụ” theo quy định của Hiệp ước cấm thử hạt nhân toàn diện (CTBT).

Cuộc thảo luận về việc nối lại các vụ thử hạt nhân của Mỹ diễn ra vào thời điểm thỏa thuận kiểm soát vũ khí với Nga và Trung Quốc có nguy cơ “thất bại hoàn toàn”. Ảnh: AFP

Cuộc thảo luận về việc nối lại các vụ thử hạt nhân của Mỹ diễn ra vào thời điểm thỏa thuận kiểm soát vũ khí với Nga và Trung Quốc có nguy cơ “thất bại hoàn toàn”. Ảnh: AFP

Trả lời câu hỏi liên quan vấn đề trên trong một cuộc họp báo, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Triệu Lập Kiên nhấn mạnh: “Chúng tôi bày tỏ quan ngại nghiêm trọng về những thông tin này”.

Theo ông Triệu Lập Kiên, mặc dù CTBT - trụ cột quan trọng làm nền tảng cho cơ chế kiểm soát vũ khí hạt nhân quốc tế - chưa có hiệu lực, nhưng việc cấm thử hạt nhân đã trở thành một quy tắc quốc tế. Ông khẳng định: “Hiệp ước này có tầm quan trọng đặc biệt trong việc thúc đẩy giải trừ hạt nhân, ngăn chặn phổ biến hạt nhân, bảo vệ hòa bình và an ninh thế giới”. Người phát ngôn trên nêu rõ 5 cường quốc hạt nhân bao gồm Mỹ đã ký hiệp ước CTBT và cam kết ngừng thử hạt nhân, đồng thời nhấn mạnh cho đến nay Mỹ dẫn đầu về tổng số vụ thử hạt nhân đã thực hiện. Theo đó, Trung Quốc “hối thúc Mỹ thực thi các nghĩa vụ được quy định, tuân thủ những cam kết của họ theo CTBT và nghiêm túc duy trì các tôn chỉ và mục đích của hiệp ước”.

Trước đó, một số phương tiện truyền thông Mỹ hôm 22-5 dẫn lời các quan chức cấp cao nước này cho biết giới chức an ninh Mỹ đã thảo luận khả năng nối lại các vụ thử hạt nhân đầu tiên của nước này sau 28 năm trong một cuộc họp nội bộ được tổ chức hồi đầu tháng này. Thảo luận được đưa ra sau khi một số quan chức Mỹ thông báo rằng Nga và Trung Quốc đang bí mật tiến hành các thử nghiệm hạt nhân năng suất thấp nhưng Moscow và Bắc Kinh đều bác bỏ cáo buộc của Mỹ. Đầu tháng này, Tổng thống Mỹ Trump cũng kêu gọi Trung Quốc tham gia vào các cuộc đàm phán kiểm soát vũ khí mới với Nga và nói với người đồng cấp Nga Vladimir Putin rằng 3 nước cần tránh một “cuộc chạy đua vũ trang tốn kém”.

Theo các quan chức, đề xuất về các vụ thử hạt nhân này là nhằm gây sức ép, buộc Nga và Trung Quốc thực hiện thỏa thuận kiểm soát vũ khí ba bên với Mỹ. Một quan chức chính quyền Mỹ cho rằng, việc Washington thể hiện cho Moscow và Bắc Kinh thấy rằng họ có thể nhanh chóng tiến hành một “vụ thử nhanh chóng” có thể là một biện pháp thương lượng hữu ích để Mỹ có được lợi thế trong việc thương lượng một thỏa thuận ba bên với Nga và Trung Quốc về vấn đề kiểm soát vũ khí. Tuy nhiên, đề xuất này đã bị hoãn lại trong thời điểm hiện tại. “Vẫn còn một số chuyên gia cho rằng đây là một ý tưởng tồi tệ, cảm ơn Chúa”, một trợ lý Quốc hội Mỹ cho biết.

Các cuộc thảo luận về việc nối lại các vụ thử hạt nhân của giới chức Mỹ diễn ra vào thời điểm thỏa thuận kiểm soát vũ khí ba bên có nguy cơ “thất bại hoàn toàn”. Chính quyền Tổng thống Trump đã rút khỏi ba thỏa thuận kiểm soát vũ khí. Mới nhất là trong tuần này, Mỹ thông báo sẽ rút khỏi Hiệp ước Bầu trời mở, cho phép Nga và các quốc gia phương Tây tiến hành giám sát các vùng lãnh thổ khác. Hiệp ước kiểm soát vũ khí lớn cuối cùng còn lại là hiệp định Khởi đầu Mới năm 2010 (New Start 2010), hạn chế các đầu đạn chiến lược do Mỹ và Nga triển khai. Hiệp ước này sẽ hết hạn vào tháng 2 năm sau nhưng chính quyền Tổng thống Trump tuyên bố họ không muốn gia hạn mà không đưa Trung Quốc vào các cuộc đàm phán kiểm soát vũ khí. Bắc Kinh đã từ chối, với lý do kho dự trữ của họ rất nhỏ so với kho vũ khí của Mỹ và Nga (ước tính chỉ bằng 1/20 kích thước).

Rõ ràng, động cơ đằng sau đề xuất nối lại các vụ thử hạt nhân của Mỹ là một biện pháp hữu ích gây thêm áp lực cho Trung Quốc. Mỹ và 4 cường quốc vũ khí hạt nhân được công nhận chính thức khác đã ký Hiệp ước Cấm thử Hạt nhân Toàn diện (CTBT) năm 1996, nhưng Thượng viện Mỹ bỏ phiếu không phê chuẩn hiệp ước - chưa đủ sự phê chuẩn để có hiệu lực. Cùng với các cường quốc hạt nhân khác, Mỹ cũng quan sát một lệnh cấm thử nghiệm từ năm 1992. Phá vỡ lệnh cấm đó có thể làm thất bại CTBT, và chứng minh sự bất ổn tại thời điểm có những lo ngại về một cuộc chạy đua vũ trang mới.

AN BÌNH

Nguồn CAĐN: http://cadn.com.vn/news/91_225439_my-can-nhac-thu-hat-nhan-trung-quoc-quan-ngai-nghiem-trong-.aspx