Mỹ bên bờ vực hiệp ước Open Skies: Ai sẽ phải chịu mất mát nhiều nhất?

Theo the Guardian, tuyên bố chung đang kêu gọi Mỹ tiếp tục duy trì Hiệp ước Vùng trời Mở (Treaty on Open Skies) nhằm giảm rủi ro chiến tranh.

Nhóm cựu quan chức quốc phòng khuyến khích Mỹ nên tiếp tục duy trì hiệp ước 1992 với Nga tuy nhiên cũng đưa ra kịch bản cảnh báo các quốc gia châu Âu nên chuẩn bị cho việc rời đi của Mỹ.

Ảnh minh họa. Nguồn: Tass

Ảnh minh họa. Nguồn: Tass

Theo the Guardian, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ - Mark Espe và Bộ trưởng Ngoại giao Mike Pompeo cho biết nhiều khả năng Mỹ sẽ rời khỏi Hiệp ước Vùng trời mở (OST) sau các đồn đoán. Trước đó, các nhà lãnh đạo châu Âu và các chuyên gia kiểm soát vũ khí từng cảnh báo rằng các nỗ lực giảm nguy cơ chiến tranh bằng các tính toán sai lầm thông qua hiệp ước.

Tuyên bố chung của 16 cựu chỉ huy quân đội và bộ trưởng quốc phòng đã về hưu cho rằng Hiệp ước Vùng trời mở (OST) là mấu chốt cần thiết duy trì ổn định giữa các siêu cường hạt nhân.

"Cùng với 34 thành viên, bao gồm Mỹ, Nga và phần lớn là các quốc gia châu Âu, hiệp ước đa phương bao gồm 1517 thông báo ngắn và các cam kết không vũ trang. Hiệp ước tăng cường tính minh bạch và dự đoán quân sự, xây dựng lòng tin và sự tự tin đồng thời tăng cường hiểu biết lẫn nhau", tuyên bố nêu rõ.

Theo đó, Hiệp ước thiết lập cơ chế cho việc thực hiện những chuyến bay giám sát phi vũ trang trên không phận của 34 nước thành viên nhằm thúc đẩy sự cởi mở và minh bạch về hoạt động quân sự.

Theo the Guardian, nếu Mỹ rút khỏi hiệp ước thì sẽ mất quyền thực hiện các chuyến bay giám sát trên lãnh thổ Nga. Tuy nhiên, Nga sẽ vẫn có thể thực hiện các chuyến bay trên các căn cứ quân sự Mỹ ở châu Âu.

Các bên tham gia ký kết tuyên bố bao gồm tướng David Richards – cựu tham mưu trưởng quân đội Anh, tướng Klaus Naumann – cựu tham mưu trưởng lực lượng vũ trang Đức và Tướng Bernard Norlain, cựu chỉ huy phòng không không quân Pháp.

Các bên tham gia đã gợi ý rằng châu Âu có thể là bên mất nhiều nhất nếu Mỹ rút khỏi Hiệp ước Vùng trời mở (Open Skies).

"Trong khi Mỹ sẽ bị hạn chế khả năng nếu rời khỏi hiệp ước thì điều này được cho là thực tế đối với đồng minh của Mỹ. Lợi ích chiến lược đối với sự ổn định của Mỹ tại khu vực châu Âu – Đại Tây Dương cũng rất thực tế", nhóm cựu quan chức và bộ trưởng quốc phòng cho biết.

Các cựu quan chức và bộ trưởng quốc phòng về hưu đã yêu cầu Nga không vi phạm hiệp ước. Tuy nhiên, trong khi Mỹ thực tế rời khỏi hiệp ước thì tuyên bố chung lại thuyết phục các đồng minh NATO ở lại theo thỏa thuận. Các quốc gia châu Âu không có khả năng giám sát vệ tinh của Mỹ, vì vậy sẽ phụ thuộc vào hiệp ước Open Skies trong việc tiến hành các chuyến bay giám sát vẫn có lợi cho châu Âu thời điểm này.

Điều này kêu gọi các bên tham gia hiệp ước sẽ có khoảng hai tháng trước khi Mỹ rút khỏi hiệp ước nhằm thảo luận về việc bằng cách nào để duy trì hiệp ước mà không có sự tham gia của Washington. Và chắc chắn, nếu Mỹ rút khỏi Hiệp ước thì các thành viên NATO buộc phải hạn chế thông tin chia sẻ với Mỹ.

Giới quan sát cho rằng, châu Âu không thể nối bước Mỹ ra khỏi hiệp ước vì họ cho rằng hiệp ước có giá trị tăng thêm và là công cụ đảm bảo sự tin tưởng và minh bạch.

"Đây là điều quan trọng cho các nước châu Âu phải chuẩn bị. Đối với họ, hiệp ước có nhiều giá trị và sẽ có lợi nếu tiếp tục duy trì các chuyến bay giám sát trên lãnh thổ của Nga. Nga vẫn muốn tiếp tục các chuyến bay trên bầu trời tây châu Âu. Câu hỏi đặt ra là liệu có thể duy trì được mà không cần Nga đưa ra mức giá quá cao từ các chính phủ phương Tây", ông Andreas Persbo – giám đốc nghiên cứu của ELN cho biết.

Việc Mỹ rút khỏi Hiệp ước Vùng trời mở (Open Skies) sẽ ảnh hưởng đến quá trình giám sát vũ trang toàn cầu trong bối cảnh Mỹ đã rút khỏi các hiệp ước kiểm soát vũ trang quan trọng khác.

Trong gần hai thập kỷ, Hiệp ước Vùng trời Mở (Treaty on Open Skies) cho phép các thành viên thu thập các thông tin về hoạt động của lực lượng quân sự thông qua giám sát trên không. Với 34 thành viên, bao gồm Mỹ, Nga và các quốc gia châu Âu, hiệp ước cho phép các nước thành viên thực hiện những chuyến bay quan sát phi vũ trang trên lãnh thổ của nhau (bao gồm cả đất liền, đảo và các vùng lãnh hải).

Theo báo cáo báo chí, chính quyền Tổng thống Trump cân nhắc rút khỏi hiệp ước bởi các lo lắng về việc Nga vi phạm và không tuân thủ đúng với hiệp ước giữa các thành viên. Cả Nga và Mỹ đều từng cáo buộc đối phương vi phạm các điều khoản của hiệp ước. Tháng 8/2018, quốc hội Mỹ từ chối phê duyệt ngân sách để hiện đại hóa các máy bay Mỹ thực hiện các chuyến bay quan sát theo quy định của hiệp ước. Theo quy định, một quốc gia thành viên phải thông báo chính thức cho các nước còn lại ít nhất 6 tháng trước khi rút khỏi hiệp ước.

Giới quan sát cho rằng, việc rút khỏi Hiệp ước Vùng trời mở giữa Mỹ với Nga và phương Tây là do thiếu cơ chế minh bạch về quân sự.

Là hiệp ước mang đến sự minh bạch về việc xây dựng quân đội và các hoạt động quân sự, Hiệp ước Open Skies giúp theo dõi các cuộc tấn công quân sự hoặc cảnh báo về một cuộc tấn công bất ngờ. Giới phân tích đang lo ngại quyết định rút khỏi Hiệp ước Open Skies của Mỹ sẽ xuất hiện một cuộc chạy đua vũ trang mới giữa Mỹ và Nga trong thời gian tới.

Hồng Nhung

Nguồn Tổ Quốc: http://toquoc.vn/my-ben-bo-vuc-hiep-uoc-open-skies-ai-se-phai-chiu-mat-mat-nhieu-nhat-20200513110459245.htm