Mỹ: 10 năm đã qua và Su-57 vẫn chỉ là một 'mớ hỗn độn'

Truyền thông Mỹ có bài phân tích của chuyên gia hàng không Justin Bronk, với nhận định 10 năm sau chuyến bay thử đầu tiên, chiến đấu cơ tàng hình thế hệ 5 đầu tiên của Nga Su-57 vẫn là một 'mớ hỗn độn', chưa thể hình thành được sức mạnh chiến đấu.

Tờ Forbes của Mỹ, ngày 3/11 đăng bài nghiên cứu mới nhất của Justin Bronke, một chuyên gia không quân tại Viện nghiên cứu Hoàng gia ở London (Anh). Vị chuyên gia đã đưa ra một kết luận đáng suy ngẫm: "Liệu Su-57 của Nga có thể sản xuất hàng loạt hay không, khi những công nghệ về cảm biến, hệ thống điện tử hàng không và vũ khí chuyên dụng chưa hoàn thiện".

Tờ Forbes của Mỹ, ngày 3/11 đăng bài nghiên cứu mới nhất của Justin Bronke, một chuyên gia không quân tại Viện nghiên cứu Hoàng gia ở London (Anh). Vị chuyên gia đã đưa ra một kết luận đáng suy ngẫm: "Liệu Su-57 của Nga có thể sản xuất hàng loạt hay không, khi những công nghệ về cảm biến, hệ thống điện tử hàng không và vũ khí chuyên dụng chưa hoàn thiện".

Bronk tin rằng, 10 năm sau chuyến bay đầu tiên, tiêm kích tàng hình Su-57 của Nga vẫn là một "mớ hỗn độn". Không chỉ động cơ, hiện radar của Su-57 có thể chưa hoàn chỉnh; mặc dù chiếc Su-57 đầu tiên sẽ được đưa vào biên chế Không quân Nga cuối năm nay.

Nhà sản xuất máy bay Sukhoi (Nga), đã phát triển loại máy bay chiến đấu Su-57 hai động cơ, để làm đối trọng với chiếc F-22 Raptor do Lockheed Martin của Mỹ phát triển. F-22 đi vào hoạt động năm 2005 và đã có 185 chiếc đang được biên chế. Nhưng hiện vẫn chưa rõ, liệu Moscow có khả năng đủ kinh phí để mua 86 máy bay Su-57 theo kế hoạch hay không?

Justin Bronk cho rằng, nhờ khả năng tàng hình đa hướng, radar hiệu suất cao, có thể xác định vị trí chính xác mục tiêu cả trên không, mặt đất, trên biển, cũng như hiệu suất bay hành trình siêu âm, F-22 về tính năng, hoàn toàn vượt mặt mọi tiêm kích hiện có của Nga.

Do đó Nga hiểu rất rõ về sức ép của F-22 đối với an ninh không phận của họ, và Su-57 là kết quả của nỗ lực phát triển một loại máy bay chiến đấu gần tương đương với F-22.

Su-57 là một mẫu chiến đấu cơ phát triển hoàn toàn mới, với nhiều công nghệ lần đầu áp dụng như hình dáng thu nhỏ chữ X phía trước, nhằm giảm phản xạ tiết diện radar, trong khi vẫn duy trì khả năng siêu cơ động, được Nga quảng bá là loại chiến đấu cơ có thể giải quyết mọi "thách thức" đến từ tương lai.

Tuy chưa rõ mức độ thành công của thiết kế tàng hình này, nhưng diện tích phản xạ radar của Su-57 còn rất lớn. Bài viết của Bronk chỉ rõ, các nguồn phản xạ radar của Su-57 bao gồm cánh lái, thiết kế nắp buồng lái, cửa hút khí của động cơ, cánh đuôi thẳng đứng…

Bronk cũng cho rằng, thiết kế không thể che cửa hút khí của động cơ, là do hình dạng cánh lai, một thiết kế đặc trưng của Su-27 còn sót lại trên Su-57, cộng với hai khoang vũ khí trung tâm lớn giữa cửa hút, nên Su-57 không còn đủ không gian, để thiết kế cửa hút gió theo đường cong kiểu chữ S, để giấu các cánh quạt của động cơ phản lực.

Những đặc điểm trên của Su-57 khiến nó có mức độ phản xạ radar cao, đây có thể là kết quả của việc Nga tương đối thiếu kinh nghiệm trong việc thiết kế và sản xuất máy bay tàng hình, cùng với hạn chế về ngân sách.

Hạn chế tương tự có thể ảnh hưởng đến hiệu suất của cảm biến radar Su-57. Mặc dù Su-57 có cách bố trí radar độc đáo, với radar mảng X quét điện tử ở mũi, cùng các mảng radar tần số thấp ở bên sườn máy bay. Thiết kế này rất mới lạ, nhưng nó có nguy cơ tích hợp.

Bài phân tích của Bronk cũng chỉ rõ: "Kể từ khi phương Tây áp đặt các biện pháp trừng phạt, nhằm đáp trả việc sáp nhập Crimea, ngành công nghiệp Nga đã thiếu các linh kiện vi điện tử cao cấp, được cung cấp cho ngành sản xuất vũ khí của nước này, mà hiện tại Nga chưa thể sản xuất được.

Tiến độ đưa Su-57 vào biên chế, có thể gây áp lực lên công ty Sukhoi, vì Sukhoi đang nỗ lực để hoàn thành sắc lệnh năm 2019 của Tổng thống Putin, khi Không quân Nga quyết định mua 76 chiếc Su-57 và 10 nguyên mẫu đang thử nghiệm.

Theo các báo cáo, Điện Kremlin đã phân bổ 2,6 tỷ USD để sản xuất Su-57, như vậy mỗi chiếc Su-57 chỉ đầu tư 34 triệu USD, gần như không đủ để sản xuất thân máy bay, cảm biến và động cơ.

Vì vậy Bronk dự đoán rằng, 2,6 tỷ USD chỉ có thể sản xuất được số Su-57 đại trà đầu tiên, còn lại 76 chiếc sẽ phải huy động thêm kinh phí. Ngoài ra, đến hết năm 2029, quân đội Nga chưa chắc có đến 100 chiếc Su-57. Khả năng các cảm biến radar, hệ thống điện tử hàng không và động cơ chưa chắc hoàn thiện theo đúng yêu cầu đặt ra.

Video Tiêm kích tàng hình Su-57 của Nga - Nguồn: QPVN

Tiến Minh

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/quan-su/my-10-nam-da-qua-va-su-57-van-chi-la-mot-mo-hon-don-1460516.html