Mướp đắng rất tốt cho người bị tiểu đường nhưng đây là 3 tác hại đáng sợ nếu ăn không đúng cách

Mướp đắng có thể giúp làm ổn định đường huyết và làm chậm quá trình biến chứng của người bị bệnh tiểu đường. Nhưng khi dùng quá nhiều, mướp đắng có thể gây ra tụt đường huyết đột ngột; chóng mặt, nhức đầu, vã mồ hôi, hốt hoảng, có thể bị choáng và ngất.

Mướp đắng hay còn gọi là khổ qua là thực phẩm được sử dụng nhiều ở Ấn Độ và nhiều quốc gia châu Á khác, trong đó có Việt Nam. Đây là loại quả có vị đắng này chứa nhiều chất dinh dưỡng thiết yếu, khoáng chất và vitamin B1, B2, B3 và C, phốt pho và các chất xơ.

Trong y học cổ truyền, mướp đắng được sử dụng để điều trị đau bụng, bỏng, sốt, ho mãn tính, đau bụng kinh và điều trị các bệnh về da...

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Các nhà nghiên cứu tại Đại học Saint Louis ở Mỹ cũng phát hiện ra rằng chiết xuất từ mướp đắng có thể tiêu diệt được các tế bào ung thư vú và ngăn ngừa sự phát triển, lây lan của chúng trong cơ thể.

Theo một nghiên cứu khác, mướp đắng có thể làm giảm được lượng đường trong máu của cơ thể. Mướp đắng cũng giúp cho hệ tiêu hóa hoạt động tốt và giúp tiết dịch dạ dày, đồng thời có lợi trong việc kích thích gan tiết dịch mật, rất tốt cho việc phân hóa chất béo.

Ngoài ra loại quả này còn rất tốt cho nhu động ruột và hấp thụ trong ruột, vì thế rất hữu ích trong việc ngăn ngừa các rối loạn dạ dày.

Mướp đắng cũng cho thấy kết quả tuyệt vời trong việc trị giun và các ký sinh trùng ở người lớn và trẻ em. Ngoài ra mướp đắng còn được sử dụng trong điều trị loét, eczema,

3 tác hại đáng sợ của mướp đắng nếu ăn không đúng cách

Cũng bởi mướp đắng rất tốt cho sức khỏe, nên nhiều người có xu hướng biến mướp đắng thành loại thực phẩm ăn thường xuyên và dài này. Tuy nhiên, thực phẩm dù tốt đến mấy thì ăn nhiều cũng có hại. Hơn nữa lại dùng không đúng bệnh, đúng đối tượng thì cái hại càng tăng lên.

Ảnh minh họa

Hạ đường huyết đột ngột

Thành phần tạo ra tính hạ đường trong mướp đắng gồm charantin, Polypeptid-P và Vicine. Các chất này có thể khiến cơ thể hạ đường huyết và cải thiện dung nạp glucose.

Thực ra, tính năng này của mướp đắng thì rất tốt đối với những bệnh nhân tiểu đường vì nó giúp làm ổn định đường huyết và làm chậm quá trình biến chứng ở võng mạc của người bị bệnh tiểu đường. Nhưng cũng chính vì điều này mà khi dùng quá nhiều, mướp đắng có thể gây ra tụt đường huyết đột ngột; chóng mặt, nhức đầu, vã mồ hôi, hốt hoảng, có thể bị choáng và ngất.

Giảm khả năng sinh sản

Những nghiên cứu ở trên động vật cho thấy: Uống cao quả mướp đắng 1,7 gam/ngày làm tinh hoàn chó đực bị thương tổn và giảm khả năng sinh tinh trùng. Ở chuột cái, tác dụng chống khả năng thụ thai thuận nghịch.

Quả chín của mướp đắng có tính sinh kinh nguyệt, vì thế chống thụ thai. Bởi vậy, những người đang có ý định sinh con tốt nhất nên hạn chế ăn loại thực phẩm này.

Bên cạnh đó, mướp đắng có thể gây hại cho phụ nữ mang thai vì nó có thể gây co thắt tử cung, xuất huyết và làm hư thai. Phụ nữ đang cho con bú cũng không nên ăn mướp đắng vì một số thành phần không tốt có thể được truyền qua sữa mẹ.

Gây hại cho tế bào gan

Một số nghiên cứu cho thấy, mướp đắng có thể độc hại cho tế bào gan ở thú vật, enzym gan tăng cao sau khi dùng mướp đắng. Các chất trong mướp đắng có khả năng thay đổi hình dáng tế bào gan.

Thêm nữa, hạt mướp đắng chứa một chất tên vicine, là một độc tố có khả năng gây ngộ độc tầm đậu (favism), một hội chứng cấp tính gồm nhức đầu, đau thắt bụng và hôn mê.

Tuy nhiên, người ta cũng xác định mướp đắng tương đối lành ở liều thấp và không dùng quá 4 tuần. Vì vậy, khi dùng mướp đắng bạn không nên dùng trong thời gian quá dài để tránh gây hại.

M.H (th)

Nguồn GĐ&XH: http://giadinh.net.vn/muop-dang-rat-tot-cho-nguoi-bi-tieu-duong-nhung-day-la-3-tac-hai-dang-so-neu-an-khong-dung-cach-172220524120914422.htm