Muôn màu đón năm mới trên thế giới (Kì 1)

Đêm giao thừa là một ngày lễ chung với hầu hết các quốc gia trên thế giới. Nhưng các quốc gia khác nhau trên khắp thế giới sẽ có những cách riêng để kỉ niệm và chào đón năm mới cùng với các nét văn hóa truyền thống, độc đáo.

1. Scotland

Tại Stonehaven, Scotland, người ta sử dụng quả cầu lửa lớn cho lễ hội Hogmanay vào đêm giao thừa để ngăn chặn các linh hồn ma quỷ.

Một người đang lắc quả bóng lửa của mình trong lễ hội Hogmanay. Hình ảnh Christopher Furlong / Getty

Lễ hội lửa Hogmanay ở Stonehaven là một trong những lễ hội nổi tiếng nhất của Scotland. Tại đây, một buổi biểu diễu của các chuyên gia được huấn luyện sẽ diễn ra ngay trước thời điểm chuyển giao từ năm cũ sang năm mới. Họ sẽ lắc những ngọn lửa qua đầu rồi sau đó ném chúng xuống biển.

Truyền thống này bắt đầu từ hơn 100 năm nay và nhiều người tin rằng nó dựa trên nghi lễ tiền Thiên Chúa giáo nhằm gột rửa tội lỗi và xua đuổi ma quỷ. Một số người tin rằng quả cầu lửa tượng trưng cho mặt trời sáng chói giữa trời đông giá rét.

2. Miến Điện

Những người trẻ ở Miến Điện đang chào mừng năm mới ở Yangon, Myanmar. Ảnh: Paula Bronstein / Getty

Người Miến Điện đánh dấu năm mới với lễ hội nước Thingyan, một loại nghi lễ giúp thanh lọc tâm hồn. Lễ hội nước Thingyan diễn ra vào giữa tháng 4 và đánh dấu sự xuất hiện của Thagyamin, một Phật tử thiêng liêng đã bắn ra những tia nước may mắn. Lễ hội té nước kéo dài cho đến ngày đầu năm mới.

Nước có nghĩa là “rửa trôi” những điều đen đủi và tội lỗi của năm trước để bắt đầu lại một năm mới với sự thanh lọc trong tâm hồn.

3. Siberia

Ở Siberia, cây cối được trồng dưới các hồ và sông băng vào đêm giao thừa như một biểu tượng để bắt đầu lại.

Hồ băng Baikal ở Siberia. Ảnh: Vyacheslav Shausmanov / Shutterstock

Ở Siberia, những thợ lặn dũng cảm sẽ trồng cây năm mới dưới những hồ băng.Ví du như cây Giáng sinh, cây năm mới Siberi (hoặc yolka) được cho là biểu hiện sự xuất hiện của sự khởi đầu lại, nhưng việc trồng cây cũng tượng trưng cho việc bắt đầu lại. Cuộc thách thức nhảy vào hồ băng là một lễ hội bổ sung khác cho các lễ hội cuối năm.

4. Tây Ban Nha

Ở Tây Ban Nha, người dân sẽ ăn 12 quả nho vào lúc nửa đêm để tránh những điều không may mắn cho năm mới.

Ảnh: Shutterstock

Vào nửa đêm, mỗi người Tây Ban Nha sẽ ăn 12 trái nho – mỗi giây một quả sau khoảng khắc giao thừa để có được sự may mắn trong năm mới. Mỗi quả nho tượng trưng cho một tháng trong năm và phải ăn ngay lúc nửa đêm. Nếu bạn không ăn tất cả 12 quả nho, thì nó được coi là điềm xấu.

5. Hoa Kỳ và Canada

Ở Hoa Kỳ và Canada, một nụ hôn nửa đêm vào đêm giao thừa sẽ đánh dấu số phận của bạn trong năm tới.

Một cặp vợ chồng hôn nhau vào lúc nửa đêm. Ảnh: Unsplash

Ở nhiều nền văn hóa phương Tây, đặc biệt là ở Bắc Mỹ, hôn một người đặc biệt vào nửa đêm bắt nguồn từ những mê tín thời Trung Cổ rằng người đầu tiên bạn nhìn thấy vào đêm giao thừa sẽ là quyết định sự tốt xấu cho năm sau.

6. Brazil

Người Brazil ném những bông hoa trắng xuống biển vào đêm giao thừa như một món quà cho Nữ thần Biển.

Một người thờ phụng ném hoa trắng vào đại dương ở Rio de Janeiro, Brazil. Ảnh Mario Tama / Getty

Tại Brazil, nhiều người dân địa phương tin rằng cài hoa trắng trên người, ném hoa và nến trắng xuống biển là một tặng phẩm cho Iemanja, nữ thần Afro-Brazil vào đêm giao thừa. Nếu biển trả lại hoa và nến của bạn có nghĩa là các nữ thần đã không chấp nhận chúng (nhưng sẽ không có hình phạt nếu Iemanja từ chối).

Hoa trắng và nến được dùng để xoa dịu Nữ thần Biển, người được biết đến vì sự nhân từ và luôn ban phước cho các bà mẹ và trẻ em. Nghi thức này cũng được cho là sẽ mang lại sự thịnh vượng cho năm mới.

7. Trung Quốc

Trong năm mới ở Trung Quốc, mọi người sẽ sơn đỏ cửa trước của họ để có được sự may mắn

Một cánh cửa màu đỏ vào năm mới ở Vân Nam, Trung Quốc. Ảnh: Peter Morgan / Flickr

Đối với năm mới của Trung Quốc (năm nay là thứ Sáu, ngày 16 tháng 2), sơn màu đỏ cho những cánh cửa (hoặc dán những bức tranh đỏ trên cửa sổ và cửa ra vào) được coi là một dấu hiệu của sự may mắn cho năm tới.

Màu đỏ là màu may mắn và hạnh phúc nhất ở Trung Quốc, và do đó nó là màu phổ biến nhất được mặc trong các buổi lễ như đám cưới và Tết Nguyên đán.

8. Đan Mạch

Đập đĩa được coi là may mắn trong đêm giao thừa năm mới ở Đan Mạch.

Đĩa bị vỡ là một dấu hiệu của vận mệnh tốt. Ảnh: Wemimages / Shutterstock

Tại Đan Mạch, đồ dùng bằng thủy tinh bị vỡ sẽ mang lại nhiều may mắn, đó là lý do tại sao những người dân địa phương thường đập vỡ những đồ dùng bằng sứ (bị hỏng hoặc không sử dụng) và đặt chúng phía trước bậc cửa của bạn bè để mang lại cho họ vận mệnh tốt trong năm mới. Mảnh chén đĩa vỡ càng to thì bạn càng may mắn.

9. Ý

Tại Ý, mọi người mặc đồ lót màu đỏ để có được may mắn trong tình yêu trong năm mới.

Đồ lót màu đỏ. Ảnh: REUTERS / Eric Gaillard

Màu đỏ là màu sắc của tình yêu và khả năng sinh sản ở Ý, vì vậy những người đàn ông, phụ nữ trẻ tuổi thường mặc những bộ đồ màu đỏ vào đêm giao thừa.

10. Argentina

Nhưng ở Argentina, những bộ đồ lót màu hồng mới là màu mang đến một năm mới lãng mạn.

Cả đàn ông và phụ nữ mặc đồ lót màu hồng ở Argentina. Ảnh: Flickr / Antii T. Nissinen

Mặc một bộ đồ lót màu cụ thể cho may mắn trong tình yêu không chỉ là một truyền thống ở Ý. Ở Argentina, nếu bạn mặc đồ lót màu hồng vào ngày đầu năm mới, thì có nghĩa bạn đang tìm kiếm tình yêu.

Ngoài ra, mọi người cũng tin rằng ăn các loại đỗ trước khi đồng hồ điểm 12h sẽ mang lại sự may mắn cho sự nghiệp của họ trong năm mới.

11. Colombia và Ecuador

Tại Cô-lôm-bia và Ecuador, mọi người đốt những hình nộm hoặc bù nhìn bằng lửa để đẩy lùi những điều đen đủi và không may.

Một hình nộm bị đốt ở Pasto, Colombia. Ảnh: Atienne le cocq / Wikimedia Commons

Tại los anõs viejos, người ta thường làm những con rối lớn hoặc những con bù nhìn giống những người họ không thích hoặc những người đã chết trong năm vừa qua. Sau đó, để tiễn năm cũ và đón chào năm mới họ đốt các hình nộm vào đêm giao thừa để xua đổi những xấu trong quá khứ.

Ngoài ra, người Ecuador cũng chạy quanh khu phố với một chiếc vali trống để lấy may mắn trong chuyến đi trong năm mới.

Theo nhà xuất bản Ecuadoran, Gringo Tree, người Ecuador sẽ chạy quanh tòa nhà với một va li rỗng. Hoặc bạn có thể mang vali vào và ra khỏi cửa trước 12 lần nếu bạn không thích chạy.

12. Nhật Bản

Để đón năm mới, người Nhật Bản sẽ rung chuông đúng 108 lần vào lúc nửa đêm trên khắp cả nước để đón chờ những điều may mắn.

Chiếc chuông trong ngôi đền Phật giáo Zojoji ở Tokyo vào rạng đông năm mới. Itsuo Inouye / Ảnh AP

Joya no kane là lễ kỉ niệm truyền thống của việc rung chuông vào đêm giao thừa ở Nhật Bản. Truyền thống này bắt nguồn từ niềm tin của Phật giáo, mỗi lần rung chuông sẽ đại diện cho mỗi ham muốn đời thường hoặc tội lỗi của tôn giáo đó. Các nghi thức thường được tổ chức tại các đền thờ Phật giáo.

Thúy Linh

Nguồn VietTimes: http://viettimes.vn/muon-mau-don-nam-moi-tren-the-gioi-ki-1-164522.html