Muốn đánh chìm tàu sân bay Mỹ, Iran phải tấn công theo kiểu... tự sát?

Để đối phó với áp lực quân sự ngày càng tăng của Mỹ, Iran luôn tuyên bố, họ hoàn toàn có khả năng đánh chìm tàu sân bay, biểu tượng sức mạnh của Quân đội Mỹ. Tuy nhiên để làm được điều này, Iran chỉ có một cách... nhưng cách này lại rất bi thảm.

Kể từ đầu năm nay, khi Mỹ ám sát Tướng tình báo Soleimani của Iran, với cáo buộc ông là chủ mưu đứng sau các vụ tấn công vào các lực lượng của Mỹ trong khu vực, làm mối quan hệ giữa hai đối thủ ở Mỹ và Iran ngày càng trở nên tồi tệ; nhiều lúc thế giới nín thở khi thấy hai quốc gia đứng trước "ranh giới đỏ" của chiến tranh.

Kể từ đầu năm nay, khi Mỹ ám sát Tướng tình báo Soleimani của Iran, với cáo buộc ông là chủ mưu đứng sau các vụ tấn công vào các lực lượng của Mỹ trong khu vực, làm mối quan hệ giữa hai đối thủ ở Mỹ và Iran ngày càng trở nên tồi tệ; nhiều lúc thế giới nín thở khi thấy hai quốc gia đứng trước "ranh giới đỏ" của chiến tranh.

Để đối phó với áp lực của Mỹ, Iran cũng liên tục tuyên bố với thế giới rằng, họ hoàn toàn có khả năng đánh chìm tàu sân bay và thường xuyên trưng bày nhiều "sát thủ tàu sân bay"; nhưng liệu người Iran có thực sự dễ dàng đánh chìm tàu sân bay hạt nhân có tải trọng 100.000 tấn của Mỹ như tuyên bố của Iran?

Trước tiên chúng ta hãy xem việc đánh chìm tàu sân bay khó như thế nào. Đầu tiên là xem khả năng chống chìm của chính tàu sân bay: Năm 2005, Hải quân Mỹ đã thực hiện một thực nghiệm đơn giản nhưng có ý nghĩa thực tiễn rất lớn, đó là thử nghiệm khả năng đánh chìm một tàu sân bay có dễ dàng không?

Hải quân Mỹ đã sử dụng một tàu sân bay đã loại biên, thuộc lớp tàu sân bay Kitty Hawk ra neo đậu ngoài khơi; sau đó dùng các loại hỏa lực chống hạm của quân đội Mỹ, từ tên lửa chống hạm, bom xuyên bê tông, ngư lôi… liên tục bắn phá. Nhưng điều người Mỹ không ngờ tới là sau 25 ngày "đánh phá" liên tục, chiếc tàu sân bay trên vẫn nổi trên biển.

Cuối cùng, Hải quân Mỹ đã phải chủ động kích nổ khối thuốc nổ mạnh, được lắp đặt từ trước ở những vị trí hiểm yếu bên trong tàu sân bay, lúc này chiếc tàu sân bay được đem ra làm mục tiêu bắn tập kia mới chìm xuống biển sâu.

Tàu sân bay lớp Kitty Hawk với lượng giãn nước 80.000 tấn, ở trong trạng thái đứng yên, không có phương tiện bảo vệ mà vẫn rất khó khăn để có thể đánh chìm. Vậy điều gì xảy ra với tàu sân bay lớp Nimitz với lượng giãn nước 100.000 tấn, với các phương tiện bảo vệ dày đặc xung quanh?

Về mặt lý thuyết, cấu hình tối thiểu của biên đội tàu sân bay Mỹ bao gồm: 1 tàu tuần dương lớp Ticonderoga, 2 tàu khu trục hạm lớp Arleigh Burke, 1 tàu tiếp tế và 2 tàu ngầm hạt nhân tấn công.

Những chiếc tàu này tạo thành các tuyến phòng thủ trên không, mặt nước và dưới đáy của đội hình tàu sân bay. Từ góc độ toàn cầu, sẽ không có quá nhiều lực lượng quân sự có thể dễ dàng vượt qua tuyến phòng thủ này.

Việc tìm ra vũ khí để có thể đánh chìm tàu sân bay Mỹ từ lâu đã là cuộc chạy đua của các quốc gia kình địch với Mỹ; nhiều loại vũ khí chống tàu sân bay đã ra đời như tên lửa chống hạm, tên lửa đạn đạo chống hạm và thậm chí ngư lôi bong bóng siêu khoang. Tuy nhiên, những vũ khí nào trong số này, có thể gây ra mối đe dọa thực sự cho các hàng không mẫu hạm Mỹ? Ảnh: Tên lửa chống hạm P-500 Bazalt (SS-N-12) của Liên Xô.

Với Iran, tên lửa chống hạm là "bộ mặt" sức mạnh quân sự mà Iran có thể đem ra để “mặc cả” với Mỹ; mặc dù Iran tuyên bố đã làm chủ được công nghệ chế tạo tên lửa đạn đạo chống hạm, nhưng với việc bị cấm vận và khả năng công nghệ hạn chế, những loại tên lửa chống hạm của Iran khó có thể gây hại được cho tàu sân bay Mỹ.

Giả sử khi chiến tranh Mỹ và Iran bùng nổ, tàu sân bay Mỹ tiến vào eo biển Hormuz từ Vịnh Ô-man và tuyên chiến với Iran. Trong giai đoạn này, tiềm lực hải quân và tên lửa trên bờ của Iran là mục tiêu chính của các loại tiêm kích hạm F/A-18 cũng như các loại máy bay chiến đấu khác của Mỹ cất cánh từ các căn cứ tại Trung Đông.

Ngoài ra, mặc dù Iran tuyên bố sản xuất được loại ngư lôi siêu tốc Hoot, chưa biết hiệu quả loại ngư lôi này của Iran đến đâu, nhưng các phương tiện phóng ngư lôi của Iran quá lạc hậu. Ba tàu ngầm lớp Kilo duy nhất đang trong tình trạng hư hỏng, tàu ngầm "Conqueror" nội địa lượng giãn nước chỉ 600 tấn; khả năng chiến đấu thực sự rất đáng lo ngại.

Như vậy vũ khí còn lại của Iran có thể chiến đấu với tàu sân bay Mỹ là các tàu, xuồng cao tốc mang tên lửa chống hạm hoặc thuốc nổ, lợi dụng địa hình các vịnh, đảo nhỏ để phục kích và bất ngờ tiếp cận tàu sân bay của Mỹ với tốc độ nhanh nhất có thể và tiến công theo kiểu tự sát.

Do đó, một khi chiến tranh Mỹ - Iran bắt đầu, cách duy nhất Iran muốn gây ra mối đe dọa thực sự cho các tàu sân bay Mỹ là áp dụng chiến thuật “tàu muỗi”, tiến công ồ ạt với số lượng lớn theo kiểu tự sát.

Chiến thuật dùng tàu chứa thuôc nổ tiến công theo kiểu tự sát vào tàu chiến Mỹ đã từng có những thành công; vào ngày 12/10/2000, nhóm khủng bố al-Qaeda sử dụng một xuồng nhỏ chở thuốc nổ RDX, áp sát tàu khu trục USS Cole của hải quân Mỹ, đang tiếp nhiên liệu tại cảng Aden của Yemen và kích nổ, vụ nổ làm USS Cole thủng một lỗ rộng 12 m ở mạn trái tàu cùng17 thủy thủ chết và 39 người bị thương, con tàu suýt nữa thì bị chìm ngay tại cảng. Ảnh: Tàu USS Cole với lỗ thủng lớn sau vụ đánh bom.

Video UAV Iran ghi hình tàu sân bay Mỹ ở vịnh Ba Tư - Nguồn: Sputnik

Tiến Minh

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: http://kienthuc.net.vn/quan-su/muon-danh-chim-tau-san-bay-my-iran-phai-tan-cong-theo-kieu-tu-sat-1395372.html