Muốn con khỏe mạnh, quanh năm không bị ốm nhất thiết mẹ phải biết điều này

Làm thế nào để tăng cường miễn dịch cho trẻ sơ sinh mẹ đã biết chưa?

Hệ miễn dịch của con người là một mạng lưới phức tạp của các protein và tế bào có khả năng bảo vệ cơ thể của chúng ta khỏi bị nhiễm trùng. Khi virus hoặc vi khuẩn từ bên ngoài tấn công cơ thể, các tế bào máu trắng tạo ra kháng thể để chống lại nhiễm trùng.

Kháng thể về cơ bản là các protein chống nhiễm trùng, giúp chúng ta không bị bệnh. Nhiệm vụ cơ bản của hệ miễn dịch là bảo vệ cơ thể bằng cách nhận ra các tác nhân lạ từ bên ngoài và đáp ứng lại nó.

Hệ thống miễn dịch của trẻ sơ sinh yếu hơn người lớn, do vậy cơ thể non nớt của bé khó có khả năng chống lại bệnh tật. Để giúp trẻ khỏe mạnh hơn, bạn cần tìm cách tăng cường miễn dịch cho trẻ.

Ngủ đủ giấc

Kemper – Giám đốc Trung tâm Giáo dục Nhi khoa toàn diện và Nghiên cứu tại Bệnh viện nhi đồng Boston cho biết, trẻ sơ sinh cần đến 18 tiếng mỗi ngày để ngủ, trẻ mới biết đi thì cần đến 12 đến 13 tiếng và trẻ mẫu giáo là khoảng 10 tiếng một ngày.

Việc thiếu ngủ có thể khiến cho cơ thể dễ dàng mắc phải các bệnh hơn do giảm tế bào cũng như giảm hệ miễn dịch, tạo điều kiện cho các tế bào ung thư phát triển.

Massage cho bé giúp tăng cường hệ miễn dịch

Các nghiên cứu cho thấy những trẻ được cha mẹ mát-xa thường xuyên sẽ ít mắc bệnh và ít khóc hơn. Ngoài tác dụng thư giãn, mát-xa còn giúp cả thiện hệ tuần hoàn, kích thích hệ miễn dịch, luân chuyển bạch huyết đi khắp cơ thể nhằm loại bỏ những độc tố gây hại.

Mát-xa còn có tác dụng làm giảm đau và giảm triệu chứng của một số bệnh thường gặp. Ngoài ra, Massage còn là một trong nhiều cách giúp xây dựng thêm tình cảm giữa mẹ và con. Qua cách trò chuyện âu yếm giữa chúng ta với trẻ, bé sẽ có thêm cơ hội để tích lũy vốn từ vựng được nhiều hơn.

Trước khi thực hiện việc này, người massage cho bé nên vệ sinh tay sạch sẽ, cắt móng tay ngắn để tránh tổn hại làn da mỏng manh của bé.

Đặt bé nằm ngửa trên giường, sau đó khởi động việc massage bằng cách lăn nhẹ hai cánh tay bé, dùng đầu ngón tay xoáy hình vòng tròn nhỏ hai bên má, cằm bé, xoa bóp nhẹ hai bắp chân và các nơi khác trên cơ thể.

Cho bé bú sữa mẹ

Các chuyên gia của Học viện Nhu khoa Mỹ khuyến cáo rằng, các bà mẹ nên cho con bú trong một năm, ít nhất là nên cho bé bú sữa mẹ từ 2 đến 3 tháng đầu để bổ sung khả năng miễn dịch cho trẻ. Trong sữa mẹ có chứa các kháng thể giúp tăng cường hệ miễn dịch cho bé, sức mạnh của não bộ giúp bảo vệ bà mẹ chống lại bệnh tiểu đường.

Giữ gìn vệ sinh sạch sẽ

Việc chống vi trùng không tăng cường khả năng miễn dịch nhưng đây là một cách tuyệt vời để bảo vệ cho hệ miễn dịch của bé. Cha mẹ nên rửa tay cho bé trước, sau bữa ăn và sau các hoạt động vui chơi.

Phụ huynh có thể tập luyện cho trẻ cách rửa tay bằng cách để chúng tự chọn khăn tay và xà phòng với màu sắc rực rỡ cùng hình dạng vui nhộn.

Tiêm phòng

Một trong những cách an toàn và hiệu quả nhất để bảo vệ trẻ sơ sinh khỏi các bệnh nghiêm trọng là chủng ngừa vắc-xin. Tiêm chủng sẽ gây ra phản ứng cho hệ miễn dịch theo cách tương tự của vi khuẩn và virus. Sau đó, cơ thể của con sẽ có sẵn lượng kháng thể chống lại loại vi khuẩn, virus đó nếu gặp phải sau này.

Chế độ dinh dưỡng lành mạnh

Chế độ ăn uống lành mạnh là chìa khóa giúp tăng khả năng miễn dịch ở trẻ sơ sinh. Khi bé đã ăn dặm, hãy cho bé ăn đầy đủ các loại trái cây và rau quả. Vitamin C và chất chống oxy hóa rất cần thiết để chống lại bệnh tật và những chất này có rất nhiều trong dâu tây, bưởi, ổi…

Các loại rau củ như bông cải xanh, rau bina, cà chua, khoai tây cũng rất tốt cho hệ miễn dịch của bé.

Hệ thống miễn dịch bé có thể được tăng cường nếu bé vận động và vui chơi nhiều. Khi bé mới biết đi, cha mẹ có thể bắt đầu hướng dẫn bé các hoạt động như bơi lội, thể dục dụng cụ, hoặc đơn giản là đưa bé tới nơi có không gian rộng để con được chạy nhảy là đủ.

Các bé thường xuyên vận động cơ thể sẽ khỏe mạnh hơn và khả năng chống lại virus, vi khuẩn tốt hơn so với những bé ít vận động.

Tạo môi trường an toàn cho bé vận động

Giáo sư David Nieman, trường Đại học Appalachian của Mỹ cho biết, vận động đều đặn hàng ngày hoặc gần như hàng ngày có tác dụng tích lũy dẫn đến gia tăng những đáp ứng miễn dịch dài hạn.

Trong khi vận động, tế bào miễn dịch di chuyển nhanh hơn và khả năng đối kháng với vi trùng cũng tốt hơn. Sau khi vận động, hệ miễn dịch thường trở lại tình trạng bình thường trong vòng vài giờ.

Khi thấy các bé hiếu động, thay vì than phiền “sao con mình nghịch thế?”, bố mẹ nên tạo cho bé một không gian an toàn, phù hợp để bé tự do vui chơi vì đây là một phương pháp “tập thể dục” rất hiệu quả, mang lại cho bé một sức khỏe tốt.

Trong quá trình vận động, bé sẽ tiếp xúc với những loại bụi mới và các tác nhân gây dị ứng mới, cơ thể bé sẽ tự phản ứng, hệ miễn dịch sẽ phát triển, loại bỏ vi khuẩn gây hại ra khỏi cơ thể, từ đó tăng cường khả năng chống lại vi khuẩn của cơ thể.

Khi được vui chơi thỏa thích, bé được thư giãn, các bạn sẽ nhận thấy bé vui vẻ hơn, đó là yếu tố quan trọng giúp hệ miễn dịch của bé khỏe mạnh mỗi ngày.

Theo Mai Mai/Phunuotay/Khỏe và Đẹp

Nguồn PNSK: https://phunusuckhoe.vn/muon-con-khoe-manh-quanh-nam-khong-bi-om-nhat-thiet-me-phai-biet-dieu-nay-c21a309349.html