Muốn 'Con hơn cha' đừng quên 7 điều này

Hành vi và thói quen của cha mẹ hàng ngày kỳ thực chính là phương pháp giáo dục trẻ rất hữu hiệu.

Vì các con được ví như tờ giấy trắng nên sẽ thường bắt chước theo người lớn, các bậc cha mẹ thường có phản xạ ép các con theo suy nghĩ chủ quan của mình mà quên mất rằng trước đây mình cũng là trẻ con. Hãy đặt hoàn cảnh của con, hiểu tâm lý của trẻ nhỏ, lắng nghe con nhiều hơn, tạo cơ hội cho con nhiều hơn, kiên nhẫn hơn một chút bạn sẽ thấy kết quả khác ngay.

Bộ mẹ làm gương trong mọi sinh hoạt là cách giáo dục con cái tốt nhất

1. Khiến trẻ cảm thấy mình làm gì cũng không xong, không được ai đánh giá cao cả

Nếu bạn suốt ngày chê trách con những điều như ‘học không giỏi, ngoại hình không đẹp, nói chuyện không hay, làm việc nhà không xong, tuy tiện, cẩu thả, khiến người thân mệt mỏi’ v.v… Nói chung, cứ nói với trẻ rằng chúng chẳng làm được việc gì ‘nên hồn’ cả, thì như vậy chính là bạn đang phá hủy lòng tự tin của con trẻ, khiến trẻ nghĩ rằng mình là ‘kẻ vô tích sự’, dần dần trẻ sẽ không có động lực để thực hiện bất cứ việc gì vì luôn lo lắng mình sẽ làm sai, phật lòng bố mẹ và mọi người; có khi dẫn đến trì độn, tiêu trầm, tự kỷ.

2. Thường hay so sánh trẻ với những người giỏi hơn

Nếu bạn luôn nói với trẻ những câu cửa miệng như: “Nhìn con nhà người ta kia kìa, không làm cho bố mẹ bận lòng, còn con hư quá”, “Xem cái A kìa, nó học giỏi vậy còn con thì học dốt quá”, “Con ông C hát hay múa đẹp vậy, con xem con đang làm gì vậy?”, “Bạn A hoạt bát nhanh nhẹn thế, con thì cứ như ông cụ lừ đừ”, Bạn X thông minh còn con thì đần độn quá…”. Những lời nói như thế này có tính công kích rất mạnh đối với trẻ, khiến trẻ trở nên tự ti với bản thân.

3. Nói với trẻ rằng ‘sinh ra con là một gánh nặng’

Bạn thường xuyên nói với trẻ rằng từ khi có trẻ, bạn vô cùng mệt mỏi, ăn không ngon ngủ không yên; hoặc là “nếu không phải chăm sóc con thì sự nghiệp của bố mẹ đã phát triển từ lâu rồi”. Điều này sẽ tạo thành một áp lực tâm lý lớn cho trẻ, khiến trẻ cảm thấy bản thân mình là một gánh nặng cho cha mẹ.

4. Dùng giọng điệu chì chiết với âm lượng cao

Khi cha mẹ dùng giọng điệu chì chiết với âm lương cao, nếu thêm vào cả những từ ngữ công kích khó nghe thì hậu quả gây ra cho trẻ sẽ càng mạnh. Ví dụ như: “Mày thật là ngốc”, “Đồ đần”, “Chưa thấy ai ngốc như con”, “Sao lại sinh ra cái thứ như mày chứ”… Đây là một thứ vũ khí sắc bén làm thương lòng tự tôn của trẻ.

5. Quyết định mọi việc của trẻ, giám sát trẻ chặt chẽ

Con ăn gì mặc gì cũng do bạn quyết; nếu con có quyển nhật ký, bạn cứ phải nghĩ cách đọc xem con viết gì; nếu con có thư từ, bạn cũng phải mở ra kiểm tra; con đi đâu làm gì bạn đều quan sát mật thiết,… không cho trẻ một chút tự do nào. Làm như vậy có thể khiến con bạn cảm giác mình “không thực sự sống”, chỉ giống như một con rối, khó chịu ngột ngạt, có thể dẫn đến rối loạn tâm lý, thụ động trì độn.

6. “Giận cá chém thớt”

Khi bạn gặp phải điều phiền phức ở công ty hay có chuyện gì không vừa ý, về đến nhà thì cố tìm cớ để mắng chửi con, khó chịu với con, coi con là chỗ để trút giận vv… Làm như vậy sẽ gây mất hòa khí gia đình, tổn thương sâu sắc tới tâm hồn và lòng tự trọng của trẻ.

7. Nói xấu trẻ trước nhiều người

Nói xấu con, hạ thấp con, làm con bị mất mặt trước người ngoài (bạn học, họ hàng hoặc hàng xóm, người qua đường) đều là những hành vi làm tổn thương nặng nề tâm hồn trẻ, khiến trẻ đánh mất lòng tự trọng và sự tự tin; vô hình chung khiến trẻ cảm thấy mình kém cỏi, không được ai xem trọng. Trẻ thường xuyên bị cha mẹ đối xử như vậy sẽ sinh ra tâm lý sợ hãi xã hội, trầm cảm hoặc tâm lý bất ổn.

Theo trithucvn.net

Nguồn Khỏe 365: http://khoe365.net.vn/muon-con-hon-cha-dung-quen-7-dieu-nay-49913.htm