Muốn biết nhân phẩm của một người, hãy nhìn vào 1 trong 3 biểu hiện này

Muốn đánh giá nhân phẩm tốt xấu của một người không khó, hãy nhìn vào biểu hiện của họ ở 1 trong 3 tình huống này.

Quyết định tại thời điểm phải đối mặt với lợi ích

Con người ai ai cũng có phần thích được hưởng lợi, chỉ là mức độ nhiều ít khác nhau. Khi đối mặt với lợi ích, nhiều người sẽ rũ bỏ lớp ngụy trang của mình để hiển lộ ra bản chất thật.

Do đó, đây là một trong những thời điểm tốt nhất để đánh giá người khác.

Nếu một người nào đó sẵn sàng vì lợi ích cá nhân mà gạt bỏ lương tâm, gạt bỏ tình thân, thậm chí từ bỏ cả đạo nghĩa, thì người như vậy có ai còn dám tin tưởng hay không? Tốt nhất là vẫn nên tránh xa người như vậy.

Nếu không một khi có xung đột ảnh hưởng đến lợi ích với người đó, bạn nhất định sẽ cảm thấy thất vọng và thương tâm!

Còn nếu một người khi đối diện với lợi ích, không bỏ đi các nguyên tắc nội tâm, nhất mực kiên định với đạo đức tín ngưỡng, có thể luôn coi trọng quan hệ gia đình, người này nhất định không phải kẻ tiểu nhân coi lợi ích trên hết, chắc chắn sẽ có một lựa chọn đáng tôn trọng trong mọi tình huống.

Quan sát cách đối xử với người yếu thế hơn

Tại khu vực phồn hoa nhất của thành phố, có một cô gái xinh đẹp ăn vận toàn đồ đắt tiền đang vội vàng bước ra từ một cửa hàng, tay cầm đủ mọi túi đồ.

Khi đó, một người ăn xin bị cụt chân đang quỳ bên đường. Người đi qua đều tìm cách lảng tránh xem như không thấy, nhưng cô gái xinh đẹp kia lại dừng bước trước ông.

Chỉ tiếc rằng, hai tay cô gái xách quá nhiều đồ nên không tiện lấy ví tiền. Người hành khất cũng hiểu ý, chỉ khoát tay tỏ ý muốn cô ấy rời đi.

Nhưng không ngờ, cô gái lại để cho người hành khất giúp mình lấy ví ra khỏi túi áo. Khi đó, người ăn xin chỉ dùng đôi bàn tay lấm lem của mình, cẩn thận lấy một tờ 10 tệ ra khỏi ví.

Hành động này của cô gái khiến tất cả mọi người đều ngạc nhiên. Sự ngỡ ngàng của họ không bắt nguồn từ giá trị nhỏ bé của một tờ bạc 10 tệ, mà đến từ sự cao quý toát ra từ tâm hồn và nhân phẩm của người con gái ấy.

Muốn nhìn thấu nhân phẩm của một người, phải xem cách họ đối xử với những người yếu thế hơn mình như thế nào.

Kẻ chỉ biết bắt nạt người yếu hơn để đạt được cảm giác thắng thế, hay tối ngày hù dọa người nhà để có được sự thỏa mãn, thì phần lớn đều mang nhân phẩm thấp kém.

Nên nhớ, phải tận lực tránh xa nhóm người chuyên hà hiếp kẻ yếu, nịnh nọt kẻ mạnh. Kiểu người như vậy vốn dĩ giả tạo, không thể kết giao. Bởi nếu một ngày mối quan hệgiữa bạn và họ thay đổi, họ sẽ lập tức thu hồi bộ mặt xã giao của mình.

Thái độ đối xử với cha mẹ

Không ít người thường có thói quen thể hiện điểm tốt ra bên ngoài với người khác, trong khi với người nhà thì dễ bộc lộ những thói quen xấu hơn. Đây là điều hết sức bình thường theo tâm lý học.

Vì vậy, những ai luôn đối xử ôn nhu, hòa ái và lễ độ với những người thân cận nhất, thì đó quả là một người đáng khâm phục!

Trong Luận Ngữ có câu chuyện kể như sau: Tử Hạ hỏi đức Khổng về đạo hiếu. Đức Khổng Tử nói: “Giữ sắc mặt tươi tỉnh thật khó lắm thay! Khi có việc, con em hết lòng phụng sự, có cơm rượu mời cha anh xơi trước, người ta đều làm như vậy, há có thể coi là hiếu chăng?”

Theo Phụ nữ sức khỏe

Nguồn Khỏe Plus: http://khoeplus24h.vn/yeu-tam/muon-biet-nhan-pham-cua-mot-nguoi-hay-nhin-vao-1-trong-3-bieu-hien-nay-795056.html